(HBĐT) - Chiềng Châu là xã vùng thấp của huyện Mai Châu được chia thành 6 xóm với 889 hộ, trên 3.600 nhân khẩu, dân tộc Thái chiếm trên 90%. Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trong xã. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Hết năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 5,07%, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng.
Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị Hà Thị Xiêm ở xã Chiềng Châu (Mai Châu) đầu tư phát triển chăn nuôi ổn định cuộc sống.
Trước đây, người dân xã Chiềng Châu chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, số lượng hộ nghèo, cận nghèo cao. Một số hộ dân được tiếp cận với KH-KT, song gặp khó khăn về vốn sản xuất. Nắm bắt điều đó, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã phát huy vai trò kênh tín dụng, cầu nối tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi thông qua các tổ chức hội, đoàn thể. Đặc biệt, Chiềng Châu được lựa chọn là xã điểm xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, xã được hỗ trợ nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế nên đời sống có chuyển biến tích cực.
Thông qua quy trình vay vốn, những hộ nghèo đã được tiếp cận với KH-KT, hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích. Hiện, xã thực hiện 8 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ trên 9 tỷ đồng với 594 hộ vay vốn ở 15 tổ TK&VV. Trong đó, chương trình tín dụng NS&VSMT có dư nợ cao nhất trên 3,1 tỷ đồng với 341 hộ vay đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh đạt chuẩn; chương trình cho vay hộ cận nghèo có dư nợ trên 1,9 tỷ đồng với 78 hộ vay; chương trình cho vay hộ nghèo dư nợ trên 1,4 tỷ đồng với 57 hộ vay; chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo dư nợ trên 1,1 tỷ đồng với 30 hộ vay... Qua kiểm tra, hầu hết các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả năng trả nợ cao, đảm bảo vốn thu hồi tốt.
Đồng chí Hà Trọng Lưu, Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu cho biết: Tại điểm giao dịch công khai đầy đủ các chính sách tín dụng, dư nợ để chính quyền, nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát. Công tác giao ban giữa Phòng giao dịch NHCSXH huyện với lãnh đạo xã, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng tổ TK&VV tại điểm giao dịch được duy trì thường xuyên. Xã chủ động đôn đốc, nhắc nhở trưởng thôn, bản quản lý vốn tín dụng từ khâu nhận chỉ tiêu phân vốn đến việc giám sát, bình xét cho vay tại tổ TK&VV, giám sát quá trình sử dụng vốn của hộ vay và thu hồi nợ được tăng cường. Việc làm này đảm bảo công tác bình xét công khai, dân chủ, không có hiện tượng sai đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn vay sai mục đích, không đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ vay. Nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH thời gian qua đã giúp hàng trăm lượt hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế gia đình góp phần vào thành tích xã đạt chuẩn NTM năm 2015.
Hải Linh
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 11/2016, cùng cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, chúng tôi về thăm xã Mỵ Hòa. Câu chuyện bà con nói nhiều nhất là giá cam bán được bao nhiêu? Từ tiền bán cam, Tết này sẽ mua sắm gì? Đây là năm đầu tiên cây cam trên đồng đất Mỵ Hòa cho thu hoạch. Thu nhập từ cam đang đem lại cuộc sống mới cho nhiều hộ dân nơi đây.
(HBĐT) - Tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp trong vòng 3 năm nay đang đi vào thực chất, đã tạo ra sự dịch chuyển tích cực cả về tư duy lẫn tổ chức sản xuất của các địa phương theo hướng phát triển các loại cây, con, sản phẩm có lợi thế, nâng cao giá trị phát triển bền vững, là hướng đúng đắn của tỉnh. Liên tiếp trong thời gian qua, tại các địa phương đã thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Chiều 19/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hòa Bình đã tổ chức trao thưởng chương trình “Kích hoạt ngay- quà trao tay”.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm ruộng Gốc Đa - Nà Ron, xóm Mớ Đồi, xã Hạ Bì (Kim Bôi) nơi có truyền thống trồng rau vụ đông từ nhiều năm nay. Những ruộng rau xanh mướt được chăm sóc cẩn thận luôn thu hút người mua. Chị Bùi Thị Tính, người dân xóm Mớ Đồi chia sẻ: Ngoài 2 vụ lúa, không để đất trống, gia đình tôi canh tác vụ đông những loại rau như su hào, cải bắp… nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình
(HBĐT) - Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh và khu vực. Tuyến đường dài gần 25,7 km, đi qua địa bàn tỉnh và thành phố Hà Nội có tổng mức đầu tư 2.375 tỷ đồng, được triển khai theo hình thức BOT do Tổng Công ty 36 liên danh đầu tư, khởi công từ tháng 7/2014, dự tính hoàn thành vào tháng 8/2016. Tuy nhiên do khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB), Bộ GTVT liên tiếp phải gia hạn tiến độ hoàn thành và tập trung chỉ đạo nhà đầu tư phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB để tổ chức thi công, phấn đấu thông xe toàn tuyến theo kế hoạch gia hạn mới vào tháng 4/2017.
(HBĐT) - Chiều 18/1, Sở Xây dựng tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai công tác năm 2017. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự. Năm 2016, ngành xây dựng đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao trên cả 2 lĩnh vực là quản lý nhà nước về xây dựng và chỉ đạo hoạt động SXKD đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc sở.