(HBĐT) - Thực hiện chương trình xây dựng NTM, từ năm 2011 đến nay, xã Bình Thanh (Cao Phong) đạt 10 tiêu chí. Quãng đường còn lại vô cùng gian nan.
Là xã thuần nông nằm trong vùng lòng hồ sông Đà nhưng gần thành phố Hòa Bình. Xã có đường giao thông thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng, nuôi cá lòng hồ, trồng cây có múi. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền xã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Đến hết năm 2016 xã đạt một số chỉ tiêu: thu nhập đầu người đạt 19,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 12,27%, 100% hộ dùng điện lưới và sử dụng nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 98%...
Người dân xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, Cao Phong nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm thu hút khách du lịch.
Đồng chí Nguyễn Văn Thưởng, Chủ tịch UBND xã Bình Thanh cho biết: Ngoài nguồn vốn của Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, định hướng của Đảng bộ, chính quyền xã phát triển kinh tế là đánh bắt, nuôi thủy sản, chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây có múi và du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, định hướng là thế nhưng đụng đâu vướng đó. Xã Bình Thanh có hơn 200 ha mặt hồ thuận lợi cho đánh bắt và nuôi thủy sản. Cả xã có gần 50 lồng cá. Nhiều năm nay, số lượng lồng cá của nhân dân không tăng, nguyên nhân do mực nước không ổn định. Địa hình lòng hồ có nhiều suối chảy, gần khu dân cư nên lũ đầu mùa nguồn nước ô nhiễm, cá bị bệnh chết nhiều. Năm 2015, do nguồn nước, cá bị bệnh chết, bà con không mặn mà với việc nuôi cá lồng.
Những năm gần đây, nhận thấy cây có múi mang lại giá trị kinh tế cao nên một số hộ đã chuyển đổi diện tích đất đồi giá trị kinh tế thấp sang trồng cây có múi. Đến nay, cả xã trồng được 60 ha cam, bưởi. Một số diện tích đã cho thu hoạch thu nhập cao hơn hẳn các cây trồng khác. Theo Nghị quyết của Đảng bộ Bình Thanh sẽ trồng khoảng hơn 100 ha. Tuy nhiên, do đất đồi không còn nên phải chuyển đổi sang trồng cây ăn quả.
Giang Mỗ là một những bản đầu tiên của tỉnh phát triển du lịch cộng đồng. So với trước, khách đến bản giảm nhiều nguyên nhân là do đầu tư hạ tầng manh mún, cảnh quan của bản đã thay đổi nên khách không mặn mà ở lại bản. Do khách du lịch ít, không sống được bằng nghề làm du lịch nên nhiều hộ đã chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu khác. Do vậy mất đi vẻ đẹp hoang sơ của bản. Hiện, bản chỉ còn vài hộ là sinh sống được bằng nghề du lịch, còn hầu hết sống bằng sản xuất nông nghiệp.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Văn Thưởng, Đảng bộ, chính quyền xã đang tập trung nguồn lực tháo gỡ khó khăn, phát huy lợi thế, vận động nhân dân ứng dụng KHCN nuôi thủy sản ở những diện tích mặt hồ thuận lợi, phòng tránh dịch bệnh; chuyển đổi những cây trồng thu nhập thấp hoặc rừng sản xuất không hiệu quả sang trồng cây có múi; tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ đầu tư xây dựng bản du lịch Giang Mỗ; tuyên truyền cho người dân giữ gìn bản sắc văn hóa, tạo nhiều sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Phấn đấu đến hết năm 2020 xã cơ bản hoàn thành những tiêu chí NTM.
Việt Lâm
(HBĐT) - Công ty TNHH MTV Sông Bôi tiền thân là nông trường Sông Bôi trước đây được chuyển đổi từ năm 2010, trực thuộc UBND tỉnh. Với sản phẩm chủ lực là cây chè LDP1 năng suất, chất lượng cao. Trong năm qua, với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, đổi mới cùng sự đoàn kết vượt khó của tập thể cán bộ, công nhân, người lao động, Công ty TNHH MTV Sông Bôi đã xuất khẩu thành công 200 tấn chè khô sang thị trường Đài Loan đảm bảo an toàn không tồn dư chất cấm. Đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo tiền đề vững chắc cho tiến trình phát triển mới.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1329/QĐ - UBND ngày 19/5/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án chuyển đổi giống mía tím bằng phương pháp nuôi cấy mô, UBND huyện Yên Thuỷ đã chỉ đạo lồng ghép từ các nguồn vốn, xây dựng và thực hiện mô hình trồng mía tím bằng giống mía nuôi cấy mô, quy mô thực hiện 4 ha tại xã Lạc Lương với 20 hộ tham gia gắn với HTX Yên Tân, tổng kinh phí thực hiện 165,8 triệu đồng. Trong đó, tỉnh hỗ trợ cây giống, ngân sách huyện hỗ trợ 48,8 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp 117 triệu đồng.
(HBĐT) - 3 tháng đầu năm, TP Hòa Bình đã phê duyệt dự toán bồi thường hỗ trợ, tái định cư 16 công trình. Đồng thời ban hành quyết định thu hồi 1.106.694 m2 đất các loại để thực hiện các công trình, dự án.
(HBĐT) - Trong quý I, tỉnh ta đã hoàn thành việc phân bổ đến từng dự án vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2017 với tổng số vốn trên 2.663,107 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương 948,59 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu 342,51 tỷ đồng, gồm Chương trình mục tiêu phát triển KT-XH các vùng 237,601 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trong bối cảnh hầu hết các khoản thu đều có mức tăng trưởng cao hơn so với mức thực hiện bình quân 5 năm. Các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả chiếm tỷ lệ cao. Một số đơn vị còn chây ỳ nợ thuế. Nhiều chính sách mới ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Song, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Cục Thuế tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tìm giải pháp tháo gỡ để đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ ngày 29- 31/3, Phòng NN&PTNT phối hợp với MTTQ huyện Kim Bôi khai giảng lớp đào tạo, bồi dưỡng về xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020 cho 50 học viên là hội viên hội nông dân, các cán bộ MTTQ, chi hội phụ nữ và đoàn thanh niên các xã, thị trấn.