(HBĐT) - Sau 6 năm (2011-2016) triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Lạc Sơn đã có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Trong đó phải kể đến sự đồng thuận, nhất trí cao từ cấp uỷ, chính quyền và người dân. Đến nay, toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM là Vũ Lâm, Nhân Nghĩa, Liên Vũ, Xuất Hoá và Tân Mỹ.
Là huyện miền núi, thu nhập của người dân phần lớn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, khả năng bố trí vốn từ ngân sách còn hạn chế, việc huy động đóng góp từ các nguồn lực rất khó khăn. Xác định được những khó khăn đó, khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Lạc Sơn chủ động xây dựng kế hoạch theo lộ trình. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, ngay sau khi thành lập, Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện đã tổ chức nhiều cuộc họp với lãnh đạo các xã để rà soát, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí, trên cơ sở đó phân rõ nguồn lực, trách nhiệm của từng cấp; chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền gắn với dân vận khéo. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các xã; hàng tháng, quý trực tiếp về cơ sở lắng nghe, nắm bắt những ý kiến đóng góp của nhân dân, thống nhất đưa ra giải pháp phù hợp để triển khai thực hiện các tiêu chí. Cùng với đó, tập trung ưu tiên đầu tư các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM; huy động tối đa nguồn lực đóng góp của nhân dân, các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Hộ dân xóm Bưng, chăm sóc vườn cam năm thứ 2.
Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Nguyễn Huy Nhuận cho biết: Phong trào “Huyện Lạc Sơn chung sức xây dựng NTM” được mặt trận, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tích cực hưởng ứng, đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Đặc biệt, người dân vùng nông thôn đã nhận thức sâu sắc, thể hiện rõ vai trò chủ thể của mình trong việc đóng góp công sức, tiền của, hiến đất xây dựng NTM. Do tạo được sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện với phương châm “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra và hưởng thụ”, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã thể hiện được sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm với phần việc được giao.
Nhờ thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đời sống của người dân vùng nông thôn ngày càng cao, sản xuất nông nghiệp phát triển. Theo đó, tỷ trọng sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 40,5%; CN-TTCN, xây dựng 28%; thương mại, dịch vụ 31,5%. Huyện chỉ đạo các xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích đất lúa chuyển trồng các loại cây khác là 1.380,3 ha; diện tích cam phát triển lên 426,6 ha. Riêng năm 2016, huyện dành 12,5 tỷ đồng xây dựng 30 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả như nuôi gà, trồng cây có múi, trồng mía... Đến nay, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 26 triệu đồng/người/năm, có 12 xã đạt tiêu chí về thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm. Có 10.518/33.535 hộ nghèo theo điều tra đa chiều, chiếm 31,36% (giảm 7,14%). Đến nay có 6 xã đạt tiêu chí hộ nghèo.
Để giữ vững và phát huy những kết quả đạt được về xây dựng NTM, thời gian tới, huyện Lạc Sơn xác định xây dựng NTM là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các ngành, các xã. Ngoài ra, huyện vận động các xã chủ động lồng ghép các nguồn lực cho xây dựng NTM. Năm 2017, huyện phấn đấu đưa 2 xã ân Nghĩa và Hương Nhượng về đích NTM.
Theo đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn, thành công trong xây dựng NTM của huyện khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách của Nhà nước; vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương vào thực tế từng xã để có cách làm phù hợp, mang lại hiệu quả cao; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo công khai, minh bạch, có sự tham gia giám sát của cộng đồng dân cư; huy động nội lực từ xã hội hóa. Đây là những tiền đề để chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện về đích theo đúng kế hoạch đề ra.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Hiện nay, tiểu ngành chăn nuôi đóng góp 33,29% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Yên Thủy. Tốc độ tăng trưởng chăn nuôi trung bình hàng năm đạt 5,2%.
(HBĐT) - Đến 30/4/2017, tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 19.162 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cuối năm 2016. Vốn huy động của các tổ chức tín dụng từ dân cư ước đạt 12.276 tỷ đồng trong đó, vốn huy động trên 12 tháng là 3.883 tỷ đồng, chiếm 32% nguồn vốn huy động.
(HBĐT) - Nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn được đầu tư hạ tầng tương đối đồng bộ và có nhiều dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khá chuyên nghiệp. Trong những ngày này, hòa chung không khí thi đua lao động sản xuất của toàn tỉnh lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và Tháng công nhân năm 2017, công nhân lao động (CNLĐ) thuộc KCN Lương Sơn tích cực đẩy mạnh sản xuất, tạo khí thế thi đua sôi động, hiệu quả, kèm theo đó là nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh, tri ân người lao động.
(HBĐT) - Trong những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi có dịp về lại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dân quân xã Yên Nghiệp (trước đây gọi là xã Liên Hoà) đã dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực F105D của Mỹ vào ngày 31/5/1965. Đây là đơn vị đầu tiên dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ trên địa bàn tỉnh trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Sau 42 năm giải phóng, hơn 30 năm đổi mới, Yên Nghiệp tràn đầy sức sống, vững bước tiến đến tương lai.
(HBĐT) - Trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã có những đóng góp tích cực vào công tác xã hội, từ thiện. Từ hiến máu nhân đạo, xây dựng nhà tình thương đến ủng hộ “Vì người nghèo” đều khẳng định doanh nghiệp vì cộng đồng. Ngoài ra, nhiều DN còn mang “tấm lòng” bằng cả vật chất lẫn tinh thần đến những nơi khó khăn nhất của tỉnh.
(HBĐT)- Với sự chỉ đạo quyết liệt, cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, môi trường đầu tư của tỉnh có chuyển động tích cực. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư có thực lực tìm hiểu, nghiên cứu triển khai dự án đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, lợi thế trong công nghiệp, du lịch, dịch vụ, mở ra những cơ hội để Hòa Bình bứt phá vươn lên.