(HBĐT) - Năm 2013, Công ty giống cây trồng Phương Huyền – phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình) chính thức đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại chế biến, đóng gói sản phẩm chè đặc sản. Năm 2016, sản phẩm chè shan tuyết và giảo cổ lam của Công ty vượt qua 650 sản phẩm của các doanh nghiệp đến từ 63 tỉnh, thành trong cả nước, trở thành 1 trong số 79 sản phẩm người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất, được vinh danh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. Cũng từ đây, thương hiệu chè shan tuyết, giảo cổ lam Hòa Bình có cơ hội vươn xa...
Như tâm sự của bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc công ty Phương Huyền, ở tỉnh ta có nhiều vùng đất tiềm năng phát triển cây chè, nhất là chè shan tuyết trên núi cao – nơi khí hậu vô cùng phù hợp. Mang suy nghĩ mở rộng vùng chè, mở ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, bà đã lặn lội đến những vùng núi cao đó tìm hiểu, động viên bà con trồng, phát triển cây chè nâng cao thu nhập. Cùng với liên kết phía Dự án Giảm nghèo của tỉnh, Công ty đã cung cấp giống chè shan tuyết cho bà con các xã. Phía Dự án hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật còn người nông dân chỉ bỏ công chăm sóc, thu hái, vấn đề chế biến, tiêu thụ sản phẩm đã có doanh nghiệp lo. Cho đến giờ, sau nhiều năm bền bỉ thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi cùng Dự án giảm nghèo, vùng chè nguyên liệu đã trở nên rộng lớn với diện tích lên tới 350 ha tại các xã Trung Thành, Yên Hòa (Đà Bắc) và Pà Cò (Mai Châu). Trong đó, ngoài một số diện tích đang thời kỳ kiến thiết, nhiều diện tích trên 3 năm tuổi đã bắt đầu thu hoạch, chu kỳ thu hoạch kéo dài khoảng 40 năm. Chính từ chuỗi liên kết này, doanh nghiệp đã đồng hành với hàng nghìn hộ nghèo người dân tộc Mường, Tày, Mông giảm nghèo bền vững.
Đồng bào người Mông xã Pà Cò (Mai Châu) thu hái chè theo chuỗi liên kết trồng và tiêu thụ giữa Dự án giảm nghèo - Công ty Phương Huyền - nông dân.
Nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng tin chuộng, doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu cho vấn đề quản lý “đầu vào” vùng nguyên liệu. Cụ thể từ khâu giống, trồng, chăm sóc của hộ trồng chè đều được cán bộ kỹ thuật của đơn vị hướng dẫn, giám sát thường xuyên. Trong tình huống diện tích chè xảy ra hiện tượng sâu bệnh, hộ dân không tùy tiện dùng thuốc mà báo cho phía Công ty, từ đó, Công ty cử cán bộ đến tận nơi xem xét, đánh giá, định hướng cụ thể việc xử lý dùng thuốc BVTV và đảm bảo thời gian cách ly tuyệt đối. Mặt khác, mỗi năm 2 lần, đơn vị gửi mẫu chè về Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội để kiểm nghiệm. Các quy định về ATTP đối với khâu thu hái, vận chuyển và từng công đoạn chế biến, đóng gói nguyên liệu… được thực hiện nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Chi cục VSATTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản.
Lao động tại xưởng chế biến của doanh nghiệp đóng gói chè trước khi đem hút chân không.
Ngoài sản lượng chè thô khoảng 50 – 60 tấn bán theo đầu tấn sang thị trường các nước như Trung Quốc, Singapore, Indonexia, ấn Độ, Malaixia…, mỗi năm, đơn vị xuất khoảng 10 tấn chè sạch cho thị trường chủ yếu trong nước. Để ra được sản phẩm chè chất lượng cao, theo chủ doanh nghiệp phải đến đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào từng hộ. Diện tích chè phải được chăm tốt, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật cao nhất từ đó mới chọn được chè có búp non đều đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn, điều kiện chế biến.
Sản phẩm chè Shan tuyết đặc sản, giảo cổ lam của Công ty Phương Huyền.
Các chuyên gia chè trong nước nhận định: chất lượng chè “đấu nhau” bằng độ cao, chè càng trồng ở nơi có độ cao sẽ càng ngon, đậm vị. Với sản phẩm chè shan tuyết đặc sản được trồng trên núi cao, áp dụng chăm sóc, thu hái và chế biến nghiêm ngặt theo quy trình ViệtGAP, sản phẩm của Công ty giống cây trồng Phương Huyền đang tiếp tục khẳng định chỗ đứng và vươn xa chiếm lĩnh thị trường trong, ngoài nước. Bên cạnh các đối tác làm ăn lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, một phần sản lượng chè cũng được tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh với hệ thống các siêu thị (Vì Hòa Bình, Hoàng Sơn PLAZA), đại lý, cửa hàng bán lẻ Nguyên Anh…
Một sản phẩm khác cũng rất đặt biệt làm nên thương hiệu cho Hòa Bình chính là giảo cổ lam. Loại thảo dược quý này được doanh nghiệp đưa vào chế biến từ năm 2015. Về nguyên liệu chủ yếu người dân khai thác trên những núi đá cao được đơn vị tổ chức thu mua. Một số diện tích giảo cổ lam được đưa vào trồng và hiện đang trong quá trình thử nghiệm. Với vị đắng ngọt và hương thơm đặc trưng, có công dụng hỗ trợ chữa các chứng bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, áp huyết cao, bệnh đường tiêu hóa…, sản phẩm giảo cổ lam của Công ty đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, sản lượng khô xuất bán 5 – 6 tấn/năm.
Trong quá trình đồng hành với nhân dân các dân tộc vùng cao xóa đói, giảm nghèo, xây dựng thương hiệu chè shan tuyết Hòa Bình, doanh nghiệp đã được ủy ban Dân tộc trao cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ tặng giải bạc chất lượng quốc gia năm 2010.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 9/5, Đoàn công tác Bộ NN và PTNT do đồng chí Nguyễn Xuân Thao – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN và PTNT làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Lương Sơn về tình hình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tại các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Lương Sơn. Cùng đi có lãnh đạo Cục kinh tế hợp tác; Tổng cục lâm nghiệp; Văn phòng điều phối NTM Trung ương.
(HBĐT) - Ngày 24/4/2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có Quyết định số 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy vừa triển khai thành công mô hình trồng hành xuất khẩu. Mô hình được triển khai trong vòng 60 ngày (từ tháng 1-5/2017) trên diện tích 8000 m2 với 8 hộ dân tham gia tại thôn Chéo Vòng, xã Lạc Long.
(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn của NHCSXH nên nhiều năm qua, tại xã Liên Vũ (Lạc Sơn) người dân đã sử dụng vốn đúng mục đích với nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Trong đó, nhiều gia đình vay vốn cải tạo vườn tạp, vườn đồi phát triển trồng rừng, cây ăn quả, chăn nuôi. Theo đánh giá, nguồn vốn chính sách đã trở thành “người bạn” đồng hành và là điểm tựa của nông dân trong hành trình vươn lên thoát nghèo bền vững.
(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Tân Lạc, đến hết tháng 4, doanh số cho vay của toàn huyện đạt 60.664 triệu đồng, cho 2.571 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt 37.063 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Cao Phong, đến hết tháng 4, doanh số cho vay của đơn vị đạt 44.315 triệu đồng/1.713 lượt khách hàng, doanh số thu nợ đạt 29.434 triệu đồng.