(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ qua kênh NHCSXH đã đồng hành cùng hàng trăm hộ gia đình xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhiều năm nay, người dân đã tiếp cận các nguồn vốn vay, trong đó, nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH là động lực để phát triển sản xuất, đẩy lùi đói nghèo.


Chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Nhu ở xóm Vín Hạ, xã Hương Nhượng. Những năm trước, đây là hộ nghèo của xã gặp khó khăn khi không có vốn phát triển kinh tế. Gia đình có 4 khẩu trông chờ vào 700 m2 ruộng. Khi được tiếp cận vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo của NHCSXH với số tiền 10 triệu đồng, gia đình ông đầu tư vào nuôi trâu. Với bản tính cần cù, chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trong nuôi, đàn trâu của gia đình ông phát triển tốt. Hàng tháng ông đều trả lãi đúng hạn, không nợ tồn. Đến năm 2016, gia đình ông đã thoát khỏi hộ nghèo. Năm 2017, gia đình ông tiếp tục được vay 20 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo đầu tư vào chăn nuôi và trồng mía.


Từ vốn vay chương trình hộ cận nghèo, gia đình ông Bùi Văn Nhu, xóm Vín Hạ, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đầu tư nuôi trâu, đến năm 2016 đã thoát khỏi hộ nghèo.

Chủ tịch UBND xã Hương Nhượng Bùi Văn Chiền cho biết: Trong những năm qua, vốn tín dụng ưu đãi đã khẳng định là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước trong việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và đóng góp tích cực trong phát triển KT-XH trên địa bàn. Các chương trình tín dụng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, từ đó, họ có cơ hội vươn lên tự thay đổi cuộc sống của mình. Để người dân phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, các cấp ủy, chính quyền đã định hướng người dân trồng cây gì, nuôi con gì và vận động nhân dân áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Xã vận động người dân, nhất là các hộ nghèo tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hoá, nuôi lợn, gà, trồng các loại cây ăn quả có múi. Hiện, xã đang thực hiện 8 chương trình tín dụng chính sách với 560 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, tổng dư nợ trên 12 tỷ đồng với 16 tổ TK&VV, trong đó, chương trình tín dụng hộ nghèo, cận nghèo chiếm trên 60%. Xã có số dư tiền gửi tiết kiệm đạt trên 104 triệu đồng. Nhìn chung, người dân đã biết phát huy hiệu quả nguồn vốn, khai thác thế mạnh của xã và đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.

Được biết, những năm qua, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lạc Sơn đã phối hợp với chính quyền và các tổ chức, đoàn thể xã Hương Nhượng rà soát, lập danh sách, giải ngân kịp thời cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn ưu đãi. Đồng thời, kiểm tra, giám sát việc giải ngân, thu nợ, lãi đúng chính sách, đối tượng. Qua kiểm tra, giám sát, Phòng Giao dịch huyện đánh giá, hầu hết các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đầu tư mở rộng mô hình kinh tế, xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh môi trường và đầu tư cho việc học tập của con, em... Vốn vay ưu đãi đã góp phần vào chương trình xóa đói, giảm nghèo. Hiện, xã còn 146 hộ nghèo và 262 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/năm. Văn hóa xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn đổi mới, QP-AN được giữ vững.


                                                                                                   Hải Linh


Các tin khác


Dư nợ 13 chương trình tín dụng đạt trên 232 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của NHCSXH huyện Mai Châu, nguồn vốn hoạt động của đơn vị hết tháng 5 là 250.420 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn cân đối từ T.U chuyển về 239.679 triệu đồng, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 1.760 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương 8.981 triệu đồng.

Huyện Yên Thủy hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn


(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Yên Thủy đã có trên 400 ha cam, bưởi cùng hàng trăm ha rau an toàn, cây dược liệu các loại. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn.

Đánh giá mô hình trồng lúa đặc sản tại Mường Chiềng


(HBĐT) - Ngày 9/6, UBND huyện Đà Bắc đã tổ chức hội thảo đánh giá mô hình trồng lúa đặc sản J02 tại xã Mường Chiềng.

Xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc): Trăn trở nước tưới phục vụ sản xuất

(HBĐT) - Xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) gồm 19 xóm, hơn 1.400 hộ và 6.000 nhân khẩu, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, vấn đề nước tưới luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên để sản xuất nên vào những tháng mùa khô, bà con thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu nước tưới.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,66% so với cùng kỳ năm trước

(HBĐT) - Theo số liệu của UBND tỉnh, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh 5 tháng đầu năm ước tăng 9,67% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 5, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước đạt 2.350 tỷ đồng, tăng 5,38% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 10.848,5 tỷ đồng, tăng 15,66% so với cùng kỳ năm trước, bằng 40,40% kế hoạch năm.

Lương Sơn phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới


(HBĐT) - Năm 2016 đánh dấu bước ngoặt của chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn trong quá trình phát triển công nghiệp, đô thị và xây dựng NTM. Huyện đã có 7/19 xã đạt chuẩn NTM, dẫn đầu toàn tỉnh. Những kết quả đạt được là cơ sở để có những bước đột phá trong quá trình phát triển KT-XH, phấn đấu trở thành huyện NTM vào năm 2020. Năm 2017, huyện phấn đấu có thêm 4 xã về đích NTM là Thanh Lương, Cao Răm, Tân Vinh và Cao Dương. Bình quân chung đạt 17,74 tiêu chí/xã, không có xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục