(HBĐT) - Năm 2016, tỉnh ta đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tụt 6 bậc so với năm 2015. Tiếp cận đất đai là 1 trong 10 chỉ số thành phần quan trọng đánh giá xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đây cũng là căn cứ đo lường hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải "đối mặt”, một là việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không, hai là doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không.
Chỉ
số tiếp cận đất đai của tỉnh luôn đứng ở mức thấp, trong các năm từ 2011-2015
lần lượt là: 42, 15, 30 và 51. Năm 2016, chỉ số này của tỉnh xếp thứ 41, tăng
11 bậc so với năm 2015. Phân tích chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh có những vấn
đề đáng quan tâm. Trong khi cả nước có 25% doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất
nhưng lo ngại thủ tục rườm rà, thì tỉnh ta tỷ lệ này ở mức 43%. Trong vòng 2
năm, tỉnh có khoảng 64% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục về đất
đai. Con số này ở tỉnh có điểm số tốt nhất chỉ có 32%. Có 44% doanh nghiệp
không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do thủ tục hành chính rườm rà hoặc
lo ngại cán bộ nhũng nhiễu. Chỉ tiêu này so với tỉnh cao nhất thì chênh lệch
khoảng cách rất lớn. Sự thay đổi khung giá đất phù hợp với sự thay đổi giá thị
trường của tỉnh Hòa Bình chỉ được 73% doanh nghiệp đồng ý, trong khi đó tỉnh
cao nhất là 83% doanh nghiệp đồng ý.
Khảo sát
của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, các doanh nghiệp
trên địa bàn tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh trên tương đối khó
khăn. Doanh nghiệp đang gặp nhiều cản trở trong tiếp cận đất đai, mở rộng mặt
bằng sản xuất, kinh doanh. Cơ chế đền bù, thỏa thuận giải phóng mặt bằng còn
nhiều bất cập, nhất là các dự án do doanh nghiệp thỏa thuận để giải phóng mặt
bằng…
Nhằm khắc phục những yếu kém, cải thiện chỉ số
tiếp cận đất đai, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh năm 2017, định hướng đến năm 2020.
Trong đó giao Sở TN&MT phối hợp với các sở, ngành, chính quyền các huyện,
thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện những giải pháp cụ thể như:
Rà soát thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhất là thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất để loại bỏ những quy định không cần thiết. Rút
ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tạo điều kiện thuận lợi
để các doanh nghiệp có được các thông tin về đất đai, quy hoạch để doanh nghiệp
tìm được các vị trí phù hợp, thực hiện thuê đất có mặt bằng sản xuất, kinh
doanh…
Kết quả kiểm tra thực hiện Quyết định số
225/QĐ-UBND cụ thể hóa kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh tại sở
TN&MT cho thấy, các chỉ tiêu trong chỉ số tiếp cận đất đai đã có chuyển
biến. Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thuộc phạm vi quản lý bảo đảm thời
gian quy định. Sở đã công khai Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các huyện, thành
phố; các thủ tục hành chính liên quan tài nguyên và môi trường. Sở cũng phối
hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng
đất của các dự án được giao đất, cho thuê đất; đánh giá hiệu quả quản lý, sử
dụng đất của các dự án đầu tư, xác định những dự án chậm đưa đất vào sử dụng,
sử dụng đất kém hiệu quả, sai mục đích. Từ đó đề xuất hình thức xử lý đối với
các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, các dự án khai thác khoáng sản yếu
kém trong bảo vệ môi trường và nợ đọng nghĩa vụ tài chính. Sở cũng tham mưu
thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật một số
cụm, khu công nghiệp; tham mưu xây dựng bảng giá đất cụ thể sát với thị trường,
tạo điều kiện cho công tác giải phóng mặt bằng bảo đảm tiến độ, yêu cầu thu hồi
đất của tổ chức, cá nhân. Sở phối hợp tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, nhà
đầu tư tháo gỡ khó khăn thuộc lĩnh vực tài nguyên và một trường.
Sở TN&MT cũng đã phối hợp với các sở chức
năng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 11/5/2017
về việc ban hành hướng dẫn trình tự thực hiện một số thủ tục hành chính dự án
đầu tư có sử dụng đất ngoài khu công nghiệp và dự án PPP trên địa bàn nhằm khắc
phục những khó khăn, bất cập trong giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận đất đai thuận lợi để triển khai các dự án đầu
tư.
L.C