(HBĐT) - Tranh thủ các nguồn lực giúp đỡ và điều kiện thuận lợi riêng có, huyện Kỳ Sơn đang nỗ lực nắm bắt cơ hội phát triển mới để thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.


Tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình mở ra cơ hội phát triển KT-XH của huyện Kỳ Sơn.

Huyện Kỳ Sơn đề ra các giải pháp thực hiện định hướng xây dựng và phát triển vùng động lực của tỉnh. Huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết số 17/NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030 kinh tế của huyện có trình độ phát triển khá; khoa học công nghệ trở thành những động lực chính trong phát triển KT-XH.

Mấy năm gần đây, diện mạo KT-XH của huyện đã thay đổi rõ rệt, nhất là kết cấu hạ tầng. Tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình sau nhiều năm triển khai đã chính thức đưa vào sử dụng, rút ngắn thời gian lưu thông đường bộ từ TP Hòa Bình đến trung tâm Hà Nội chỉ còn 1 giờ xe chạy. Như vậy, địa bàn huyện Kỳ Sơn hiện đã có những điều kiện "đủ”, có tuyến QL 6 và tuyến Hòa Lạc- Hòa Bình liên thông, kết nối với Hà Nội và tỉnh. Cùng với đó tuyến đường 445 tiếp tục được đầu tư nâng cao năng lực kết nối với Hà Nội, tạo sức bật mới cho cả vùng Phú Cường. Bên cạnh đó hệ thống giao thông đường thủy là cơ hội để nâng cao năng lực vận tải cho huyện.

Kỳ Sơn có 2 khu khu công nghiệp được xác định là chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh là Yên Quang, Mông Hóa. Sau nhiều năm, những khó khăn cơ bản được giải quyết, đã điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và có nhà đầu tư hạ tầng đủ năng lực đăng ký đầu tư để thu hút các nhà đầu tư thứ phát phát triển công nghiệp theo quy hoạch của tỉnh.

Công tác thu hút đầu tư vào địa bàn huyện khá sôi động. Toàn huyện đã có trên 100 dự án đầu tư với số vốn đăng khoảng 31.000 tỷ đồng. Nhiều nhà đầu tư có tiềm lực đã khảo sát, nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư vào địa bàn huyện. Dự án khu đô thị Phú Hưng Khang, xã Phú Minh và Hợp Thành có quy mô dân số tối đa 2 vạn người; dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai của Công ty CP cấp nước Aqua One với mức vốn hàng nghìn tỷ đồng… Mới đây, nhiều tập đoàn lớn cũng đã khảo sát nghiên cứu đầu tư vào các dự án du lịch, sinh thải nghỉ dưỡng cao cấp tại đỉnh Viên Nam, Phúc Tiến… Huyện Kỳ Sơn đang tăng cường phối hợp với các sở, ngành chức năng đẩy mạnh các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư giải phóng bằng, nhân lực triển khai nhanh các dự án, tạo sức bật mới cho vùng động lực kinh tế của tỉnh. Huyện đang nắm bắt cơ hội phát triển mới, đặt mục tiêu xây dựng Kỳ Sơn trở thành điểm đến thân thiện, hấp dẫn của các nhà đầu tư có năng lực.

Trưởng phòng tài chính huyện Kỳ Sơn Nguyễn An Hà cho biết: Huyện đang tập trung triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó đặt mục tiêu: Kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, các trục giao thông đối ngoại được hoàn thiện… Đối với phát triển công nghiệp, huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa, Yên Quang, cụm công nghiệp Trung Mường; chú trọng thu hút đầu tư công nghiệp nhẹ như: dệt may, da giầy, điện tử… dọc tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình. Đồng thời, huyện thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất gạch xây dựng, cát, sỏi, đá các loại, may mặc, chổi chít, gia công cơ khí; chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc dân dụng, chế biến thức ăn gia súc ở những khu vực phù hợp.

Về lĩnh vực du lịch, Kỳ Sơn kêu gọi đầu tư vào các khu vực có lợi thế đặc thù như Đỉnh Viên Nam, xã Phúc Tiến và khu du lịch sinh thái dọc bờ sông Đà, xã Hợp Thành; phát triển điểm du lịch thác Thăng Thiên, Cao Vàng; xây dựng sân golf Geleximco, thị trấn Kỳ Sơn và xã Dân Hạ; sân golf An Việt, xã Phúc Tiến; phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ, các loại hình du lịch cộng đồng gắn với bản sắc dân tộc Mường.

Đối với nông nghiệp, huyện thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng NTM, gắn kết nông nghiệp với sản xuất công nghiệp, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc tại vùng Phú Cường; các loại cây ăn quả, cây có múi, cây lâu năm tại xã Độc Lập; phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại xã Dân Hạ và các xã hạ lưu sông Đà...

Huyện Kỳ Sơn cũng đề xuất với tỉnh nghiên cứu các cơ chế ưu đãi đặc thù cho vùng động lực như cơ chế ưu đãi về thuế, miễn giảm, giãn thuế đối với các dự án đầu tư, điều tiết nguồn thu ngân sách từ các dự án lớn trên địa bàn, ưu tiên nguồn thu từ đất để huyện có nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tàng cụm công nghiệp...


                                                                                        LC

 

 



Các tin khác


Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2019

(HBĐT) - Ngày 5/12, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2018 - 2019.

Xã Bắc Sơn đưa bưởi Diễn trở thành cây trồng chủ lực

(HBĐT) - Với 100 gốc bưởi Diễn, năm đầu tiên thu bói, gia đình anh Bùi Văn Nông, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bắc Sơn (Kim Bôi) thu được 20 triệu đồng. Năm ngoái là năm thứ 2, gia đình anh thu được 80 triệu đồng. Năm 2018, vườn bưởi đã mang lại nguồn thu cho gia đình anh 110 triệu đồng. Gia đình anh Nông là một trong nhiều hộ của xã có nguồn thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên nhờ bưởi Diễn.

Huyện Kim Bôi: Bàn giao trên 10.700 cây giống các loại thực hiện Đề án “cải tạo vườn tạp”

(HBĐT) -Ban chỉ đạo Đề án phát triển nông nghiệp huyện, Huyện Đoàn Kim Bôi vừa tổ chức tổng kết Đề án "cải tạo vườn tạp” năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019.

Đà Bắc giao lưu truyền thông nông dân tham gia xây dựng NTM

(HBĐT) -Tối 3/12, với chủ đề "Hội Nông dân tham gia xây dựng NTM”, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Đà Bắc tổ chức đêm giao lưu truyền thông tại xã Tu Lý.

Toàn tỉnh huy động trên 242.600 công làm thủy lợi

(HBĐT) -Hưởng ứng Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 2 để phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2018 - 2019, đến cuối tháng 11, các huyện, thành phố trong tỉnh đã huy động trên 242.600 công làm thủy lợi, đạt khoảng 79% kế hoạch, tăng gần 51.000 công so với kỳ báo cáo trước. Theo đó, nông dân trong tỉnh đã đào đắp hơn 237.200 m3 đất, đá, đạt 85,6% kế hoạch; phát dọn trên 1.119.100 m2 bờ mương, mái đập, đạt gần 87% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục