Anh Quách Văn Rét, xóm Mõ là một trong những hộ nghèo lâu năm tại xã Kim Sơn. Ngôi nhà cấp 4 dột nát, đồ dùng trong gia đìnhchỉ có vài chiếc nồi,bát đã cho thấy sự khó khăncủa gia đình anh. Gia đình anh Rét có 4 nhân khẩu, tất cả trông chờ vào hơn 1.000 m2 đất lúa nên cái nghèo cứ đeo bám. Làm thế nào để đủ cơm ăn, áo ấm cho 4 khẩu luôn là trăn trởcủa vợ chồng anh. Mặc dù được xã hỗ trợ tiền điện, cho vay vốn để sản xuất, nhưng gia đình anh vẫn không thoát được nghèo.
Thời gian qua, để giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã đã tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm giúp người dân tiếp cận, nắm bắt chủ trương, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo. Việc rà soát hộ nghèo được thực hiện nghiêm túc. Cấp ủy, chính quyền xãưu tiênhộ nghèo, cận nghèo vay vốn, hỗ trợ người dân về cây, con giống; mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Nhiều hộcó cách làm hay, sáng tạo được nhân rộng, phổ biến tới hộ khó khăn. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn chiếm tỷ lệ cao.Xóm Lộtcó tỷ lệ hộ nghèo cao nhấtxã với 28,35%. Xóm Muôn tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cũng chiếm tới 17,7%.
Việc chuyển đổi diện tích sang trồng cây có múi là một trong những hướng thoát nghèo tại xã Kim Sơn (Kim Bôi).
Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao được xác địnhdo người dân thiếu đấtsản xuất. Một thực tếlà nhiều hộ ởxã Kim Sơn đếncác vùng ngoại ô của Hà Nội để thuê đất trồng cấy. Đất sản xuất chỉ phù hợp với trồng rừng. Diện tích rừng hiện tại của xã có 200 ha, chủ yếu trồng keo, thời gian trồng lâu, hiệu quả kinh tế thấp. Trên 50% dân số Kim Sơn phải rờiquê hương đi làm ăn xa. Hầu như gia đìnhnào cũng có người đi làm ăn xa, ở nhà chỉ cònngười già và trẻ nhỏ. Nhiều người đi làm ăn nhưng không mang được tiền về cho gia đình, kèm theo ốm đau, bệnh tật, nợ nần.
Đồng chí Nguyễn Văn Hương, Bí thư Đảng ủy xã Kim Sơn cho biết: Trong thời gian tới, để tháo gỡ khó khăn, cấp ủy, chính quyền xã Kim Sơn tiếp tục khai thác,sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Đảng, Nhà nước. Đảng ủy, UBND xã đưa công tác giảm nghèo thành mục tiêu đặc biệt quan trọng cần phải thực hiện, trong đó tập trung chủ yếu đầu tư cho sản xuất. Vận động người dân chung tay giúp đỡ hộ nghèo,động viên, hướng dẫn cách làm ăn, chi tiêu hợp lý. Đặc biệt, phải xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, muốn là hộ nghèo để nhận sự giúp đỡ của Nhà nước đang tồn tại ở một số hộ nghèo. Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ giống, vật nuôi phù hợp, đẩy mạnh áp dụngtiến bộ khoa họa kỹ thuật vào trồng trọt,chăn nuôi.