(HBĐT) - Thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã thực hiện tốt công tác xã hội hoá hoạt động cấp nước và huy động nguồn vốn đầu tư có hiệu quả. Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, người dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) đầu tư mua téc đựng nước để sử dụng nước sạch nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong đó, chú trọng phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai xây dựng, đưa vào sử dụng và nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch từ các dự án cấp nước tập trung. Việc thực hiện chương trình nước sạch nông thôn được lồng ghép với các chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm của các xã, cơ quan, đoàn thể xã hội. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về sử dụng nước sạch, bỏ thói quen sử dụng nước ao, hồ và nước giếng khoan chuyển sang sử dụng nước máy trong sinh hoạt. Từ đó thay đổi thói quen, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phối hợp tham gia dự án, đóng góp kinh phí đối ứng xây dựng các công trình tập trung, công trình cấp nước sạch nhỏ lẻ. Hết năm 2018, toàn huyện xây dựng được 12 công trình cấp nước sạch, trong đó có 7 công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng và 5 công trình đang xây dựng. Qua rà soát có 12/18 công trình nước sạch đang hoạt động bị hỏng sau các đợt mưa lũ năm 2017.
Cùng với đẩy mạnh công tác xã hội hoá xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung, huyện Kim Bôi chú trọng hướng dẫn các gia đình xây dựng công trình cấp nước nhỏ lẻ, bể lắng lọc, trữ nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, thông qua các tổ chức đoàn thể cho hộ dân vay vốn ưu đãi từ chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Theo đó, mỗi hộ dân được vay 12 triệu đồng để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh. Năm 2018, NHCSXH huyện Kim Bôi đã cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên 12 tỷ đồng với 1.033 lượt hộ vay vốn, đưa tổng dư nợ chương trình lên 31.618 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ đã đầu tư xây dựng 2.029 công trình nước sạch và vệ sinh, góp phần tăng tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch trong toàn huyện qua các năm. Qua đánh giá, đến nay, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn chung của cả huyện đạt 85%; số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 64%.
Với mục tiêu phấn đấu 100% xã, thị trấn có công trình cấp nước tập trung và có từ 97% hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, trong thời gian tới, huyện phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nước sạch nông thôn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng dân cư, các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về chương trình nước sạch nông thôn. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá cấp nước sạch nông thôn, huy động sự tham gia đóng góp của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư. Khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động cấp nước sạch nông thôn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương…
Đinh Thắng
(HBĐT) - Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn mới, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn TP Hòa Bình tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành tiêu chí số 7.
Quách Tùng Dương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy,
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hòa Bình
(HBĐT) - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ quan trọng và then chốt của TP Hòa Bình trong tiến trình hội nhập và phát triển, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực nông thôn. Do đó, ngay khi triển khai, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Thành ủy, UBND TP Hòa Bình tập trung chỉ đạo huy động các nguồn lực chung tay xây dựng NTM, xác định "sức dân” chính là nguồn lực quan trọng, tất yếu trong xây dựng NTM, đồng thời khẳng định vai trò chủ thể của nhân dân trong quá trình triển khai, thực hiện.
Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng
Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT)- Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn.
(HBĐT) - Vừa qua, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập trước mùa mưa lũ năm 2019 tại các huyện, thành phố.
Năm 2018 là năm bứt phá thành công của ngành nông nghiệp một số tỉnh như Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa... Có được kết quả này, ngoài sự vào cuộc của hệ thống chính trị các cấp, phải kể tới sự nỗ lực trong công tác xúc tiến thương mại nông sản của từng địa phương.
(HBĐT) - Ngày 4/4, tại TP Hòa Bình, UBND tỉnh phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức "Diễn đàn ứng dụng KHCN trong nuôi cá rô phi quy mô hàng hóa. Tham dự có các đồng chí: Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Trung tâm, Viện nghiên cứu, các tổ chức, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thủy sản và 29 tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình.