(HBĐT) - Tháng 7/2013, BCH Đảng bộ huyện Tân Lạc ban hành Nghị quyết chuyên đề số 10-NQ/HU về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 - 2020. Nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của người dân về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững cũng như phát triển vùng sản xuất hàng hóa, trong đó bưởi đỏ là cây trồng chủ lực. Những năm qua, bưởi không chỉ là cây thực hiện mục tiêu giảm nghèo, vươn tới làm giàu cho người dân mà đã góp phần tích cực cải thiện cảnh quan, môi trường sinh thái phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn.

 


Người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) mở rộng diện tích trồng bưởi đỏ đặc sản. 

Từ thực tế cho thấy, cây bưởi đỏ phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu huyện Tân Lạc. Mỗi cây cho từ 300 - 500 quả, có những cây cho tới 700 quả. Bưởi đỏ có màu sắc bắt mắt, khi chín quả màu vàng xuộm, hương thơm ngát, từng múi đỏ thẫm, ăn có vị ngọt thanh, phù hợp với mọi lứa tuổi. Từ hương vị đặc trưng, bưởi đỏ Tân Lạc được người tiêu dùng trong tỉnh cũng như nhiều tỉnh, thành phố ưa chuộng, tìm mua. 

Đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc chia sẻ: Trên cơ sở Nghị quyết số 10-NQ/HU, UBND huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn cụ thể hóa thành kế hoạch, quy hoạch diện tích trồng bưởi, định hướng người dân trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh đảm bảo quy mô diện tích, chất lượng cây giống, sản phẩm cho thu hoạch an toàn. Đồng thời, huyện tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng quy trình để được công nhận nhãn hiệu hàng hóa. Với sự nỗ lực của huyện, tháng 11/2017, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ công bố và đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN công nhận.

Thời gian qua, diện tích trồng bưởi ở Tân Lạc tăng nhanh, tập trung ở các xã dọc quốc lộ 12B và quốc lộ 6. Một số xã có diện tích trồng bưởi lớn như: Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Ngọc Mỹ, Quy Hậu, Mãn Đức, Phong Phú... Hiện, toàn huyện đã có trên 1.000 ha bưởi, vượt khoảng 497 ha so với mục tiêu nghị quyết đến năm 2020. Trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 400 ha, diện tích trồng từ 1-3 năm gần 600 ha. Huyện đã hỗ trợ gần 70 hộ ở 2 xã Đông Lai, Thanh Hối sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích gần 40 ha.

Đến nay, diện tích trồng bưởi cơ bản ổn định, người dân tập trung áp dụng KHKT trong chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm cho thu hoạch, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Để nâng cao chất lượng giống, huyện đã phối hợp với cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai cùng một số hộ xây dựng vườn ươm đảm bảo chất lượng giống tốt.

Từ định hướng của huyện và sự năng động của hộ dân, trồng bưởi trên địa bàn huyện Tân Lạc đã tạo ra sản phẩm hàng hóa, cho giá trị sản xuất cao. Theo thống kê, thu nhập bình quân của người trồng bưởi đạt 700 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt mức thu 1 tỷ đồng/ha. Cây bưởi đã góp phần đắc lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Từ những khu vườn tạp, đất đai khô cằn, nhiều hộ biết phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên để trồng bưởi đỏ. Không ít hộ đã đầu tư, cải tạo đất trồng bưởi theo hướng thâm canh, nhờ đó tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường. Bưởi đã trở thành cây trồng chính mang lại thu nhập cao cho người dân.

Bình Giang


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục