(HBĐT) - Với vị trí địa lý thuận lợi và nhiều loại nông sản ưu thế, tỉnh có lợi thế phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, giá trị cao để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến nay, trong tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung các sản phẩm lợi thế với nhiều nông sản được thị trường trong, ngoài tỉnh biết đến như: cây ăn quả có múi, mía tím, rau an toàn, cá sông Đà, gà ri, lợn bản địa, dê núi đá, hạt dổi, mật ong... làm phong phú thêm bức tranh nông nghiệp của tỉnh.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sản xuất

Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, đặc thù của từng vùng, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 14, ngày 13/11/2014 về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2014 - 2020. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hành nhiều chính sách phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, giao ngành chức năng rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành theo hướng tạo các vùng sản xuất an toàn tập trung, quy mô lớn, như: rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mía, cây có múi an toàn tập trung, chăn nuôi; lập quy hoạch phát triển cây dược liệu...


Một số nông sản chủ lực của tỉnh bán tại siêu thị Big C Thăng Long được người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội đánh giá cao.

Theođồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để nâng cao chất lượng nông sản, những năm qua, ngành NN&PTNT đã tích cực, chủ động trong công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ về trồng trọt, bảo vệ thực vật (BVTV) cho nông dân, từ đó, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Những năm qua, ngành đã tổ chức khoảng 600 lớp tập huấn về trồng trọt, BVTV; 40 mô hình khảo nghiệm, trình diễn chuyển giao kỹ thuật với 1.400 ha; 24 lớp đào tạo nghề trồng rau an toàn, cây có múi, cây dược liệu, quản lý dịch hại tổng hợp tại vùng sản xuất tập trung ở các huyện, thành phố.

Ngoài ra, Sở KH&CN xây dựng 54 quy trình công nghệ được nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao; xây dựng 44 mô hình sản xuất, trình diễn, đào tạo và tập huấn cho gần 990 kỹ thuật viên, nông dân, từ đó hình thành tập quán canh tác theo kỹ thuật tiên tiến.

Công tác giới thiệu, hỗ trợ giống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt luôn được quan tâm thực hiện nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm nông, lâm sản. Trong 5 năm qua, có 42 đề tài, dự án triển khai nghiên cứu phục vụ phát triển nông nghiệp; thực hiện khảo nghiệm, sản xuất thử, mô hình trình diễn để đánh giá độ thích nghi, phù hợp của các giống cây trồng. Hiện nay, tỉnh đã có vùng sản xuất hàng hóa giá trị kinh tế cao, như trồng cam tại huyện Cao Phong, được mở rộng sang các huyện: Tân Lạc, Lạc Thủy, Kim Bôi. Tỉnh đã tạo lập và quản lý chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong; nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: mía tím Hòa Bình, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Yên Thủy, cam Lạc Thủy, lặc lày và rau hữu cơ Lương Sơn, nhãn Kim Bôi, hạt dổi Lạc Sơn, gà Lạc Thủy, Lạc Sơn… Việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng đều có sự liên kết 4 nhà, qua đó tạo sự bền vững cho sản xuất của người dân.

Đưa nông sản chủ lực tiếp cận thị trường ngoại tỉnh

Những năm qua, UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo các sở, ngành chức năng tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN), HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản của tỉnh được gặp gỡ, trao đổi thông tin với DN các tỉnh, thành phố để tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc xúc tiến thương mại, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Riêng các HTX có nhiều hợp đồng đã được ký kết với các DN, siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài tỉnh. Hàng năm, tỉnh tổ chức các hội chợ, lễ hội, tuần lễ nông sản thực phẩm để quảng bá sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, các đặc sản của địa phương; tạo điều kiện giúp nhiều cơ sở sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an toàn.

Một số mặt hàng, sản phẩm chủ lực gắn với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh dần khẳng định được chất lượng và có chỗ đứng trên thị trường. Có những nông sản đã vào được hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn, như: Cam Cao Phong vào siêu thị Big C Thăng Long, Hapro Mart. Bưởi Tân Lạc vào hệ thống siêu thị Big C, T Mart, Trung tâm thương mại V+. Cá sông Đà vào các hệ thống siêu thị: Big C, Vinmart, Qmart, Coop Mark, Lotte. Rau su su Tân Lạc vào hệ thống siêu thị Fivimart, các cửa hàng thực phẩm sạch của Biggreen và cung cấp cho chợ đầu mối Long Biên…

Bên cạnh đó, khâu xúc tiến thương mại đối với sản phẩm trồng trọt được quan tâm bằng các hoạt động tìm hiểu thị trường gắn với từng hàng hóa cụ thể. Tỉnh có chính sách hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực; chỉ đạo cơ quan chuyên môn ký kết chương trình hợp tác xúc tiến thương mại và liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với Hà Nội. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương đôn đốc, điều hành hoạt động của các HTX trong liên kết tiêu thụ sản phẩm với nông dân, qua đó giúp tỷ lệ tiêu thụ thông qua hợp đồng tăng lên khoảng 30%, nhất là đối với cây ăn quả có múi.

Với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành đã giúp sản xuất, tiêu thụ các nông sản của tỉnh đạt kết quả khả quan. Đến nay, tỉnh đã bố trí 3,4 tỷ đồng hỗ trợ tiêu thụ hơn 1 vạn tấn sản phẩm đi các thị trường ngoài tỉnh. Nhờ vậy, nông sản hàng hóa chủ lực không bị tồn, dư thừa, sản lượng tăng mạnh song cơ bản vẫn giữ được giá bán. Những nông sản lợi thế đã tiếp cận được thị trường ngoại tỉnh, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Hiện nay, số DN tham gia tiêu thụ nông sản ra ngoài tỉnh ngày càng tăng với hình thức đa dạng, nhất là gắn kết giữa phát triển du lịch với quảng bá và tiêu thụ nông sản. Cùng với đó, việc hình thành các HTX, tổ hợp tác, nhóm liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã góp phần giải quyết được sản phẩm tồn đọng, giảm tình trạng tư thương ép giá, khuyến khích phát triển sản xuất cũng như phát triển thương hiệu sản phẩm của mỗi địa phương.

Bình Giang


Các tin khác


Thủ tướng thăm một số cơ sở đầu tư trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp thăm chính thức Myanmar, sáng 18/12, tại thành phố Yangon, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Công ty viễn thông Mytel - thương hiệu của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) hợp tác đầu tư liên doanh với 2 đối tác địa phương.

11 tháng, thu ngân sách Nhà nước đạt 94% dự toán Thủ tướng Chính phủ

(HBĐT) - Trong tháng 11, thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước đạt 268,9 tỷ đồng; lũy kế 11 tháng năm 2019, bằng 94% dự toán Thủ tướng Chính phủ và 76% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu nội địa bằng 90% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, 74% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất, nhập khẩu bằng 203% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, 172% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.

Xã Hào Lý phát huy nguồn vốn ưu đãi

(HBĐT) - Hào Lý là xã vùng thấp của huyện Đà Bắc, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành giúp hàng trăm hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Nguồn vốn của NHCSXH thực sự là công cụ hữu hiệu, góp phần quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Dư nợ 13 chương trình tín dụng chính sách đạt trên 136 tỷ đồng

(HBĐT) - Đến hết tháng 11/2019, NHCSXH huyện Kỳ Sơn có tổng nguồn vốn đạt 137.647 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn T.Ư 97.600 triệu đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương 36.197 triệu đồng; nguồn vốn nhận tài trợ, ủy thác tại địa phương 3.850 triệu đồng. Doanh số cho vay từ đầu năm đến nay đạt 36.119 triệu đồng, với 1.368 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 30.755 triệu đồng.

Giao tăng 213 tỷ đồng vốn chính sách

(HBĐT) - Trong tháng 9 và tháng 11, NHCSXH tỉnh được giao bổ sung 15 tỷ đồng đối với chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm. Trên cơ sở nguồn vốn giao tăng, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh đã giao chỉ tiêu cụ thể cho các huyện, thành phố. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị tập trung giải ngân nguồn vốn tín dụng tăng trưởng, hoàn thành giải ngân 100% nguồn vốn giao bổ sung trong tháng 12 theo các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

164 khách hàng dư nợ chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn

(HBĐT) - Trong tháng 11/2019, doanh số cho vay thương nhân vùng khó khăn theo Quyết định số 92/2009/ QĐ-TTg trên địa bàn toàn tỉnh đạt 6.164 triệu đồng, với 133 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 6.169 triệu đồng. Đến nay, tổng dư nợ chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn đạt 7.837 tỷ đồng, với 164 khách hàng vay vốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục