(HBĐT) - Sáng 10/2, UBND tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra thực địa và các nội dung liên quan đến báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La); thống nhất một số nội dung liên quan đến Quy chế làm việc và thành lập tổ giúp việc Ban Chỉ đạo dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Chủ trì cuộc họp có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành 2 tỉnh, huyện Đà Bắc, huyện Mai Châu và thành phố Hòa Bình.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư PPP hỗn hợp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 17/5/2019, với tổng chiều dài toàn tuyến 85km, trong đó có 49km trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, 36km địa phận huyện Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La). Đây là dự án nhóm A có tổng vốn đầu tư khoảng 22.294 tỷ đồng, trong đó, phần Nhà nước tham gia trong dự án là quỹ đất của địa phương hai tỉnh khoảng 5.000 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Hòa Bình khoảng 900 tỷ đồng; tỉnh Sơn La là 4.100 tỷ đồng. Hiện tại, 2 tỉnh đang gấp rút chuẩn bị các phần việc, thống nhất các nội dung để cùng tạo điều kiện cho dự án được triển khai thuận lợi.
Sơ bộ hướng tuyến của dự án cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu theo phương án 1, 2 và có thay đổi một vài vị ví như cầu vượt sông, các các điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí về chiều dài… Tuy nhiên vẫn bám sát các quy hoạch chung của cả 2 tỉnh trong phát triển KT – XH địa phương. Đặc biệt, các vị trí cầu tại điểm đầu của tỉnh Hòa Bình dự kiến sẽ đấu nối và đi qua cầu Hòa Bình 5 (TP Hoà Bình) thay vì cầu Hoà Bình 4 như trước đây. Qua đó, nhằm đảm bảo sự đồng bộ, không phá vỡ hoạch khu đô thị Trung Minh nói riêng và hạ tầng của thành phố Hoà Bình nói chung trong tương lai.
Tại cuộc họp, 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình đã triển khai công tác kiểm tra thực địa và các nội dung liên quan đến báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Theo đó, từ ngày 11 - 13/2/2020, tại địa phận tỉnh Sơn La, bắt đầu từ điểm giáp ranh giữa tỉnh Sơn La và Hòa Bình của tuyến đường cao tốc, toàn bộ đoạn tuyến thuộc địa bàn huyện Vân Hồ và Mộc Châu. Tại địa phận Hòa Bình, từ chiều ngày 10 - 13/2/2020, bắt đầu từ điểm đầu tuyến cao tốc và toàn bộ đoạn tuyến thuộc địa phận thành phố Hòa Bình và huyện Đà Bắc đến điểm giáp ranh giữa tỉnh Hòa Bình và Sơn La của tuyến cao tốc.
Sau khi các đoàn kiểm tra tuyến trên thực địa, tổ chức họp tham vấn các cơ quan chuyên môn của Bộ GTVT, Bộ KHĐT, tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và chính quyền địa phương nơi tuyến cao tốc đi qua để đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn thẩm tra tiếp thu, hoàn chỉnh báo cáo đầu kỳ của dự án; dự kiến chiều 13/2/2020. Sau khi các đơn vị tư vấn tiếp thu, hoàn chỉnh báo cáo đầu kỳ của dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hội nghị xem xét, kết luận một số nội dung liên quan đến báo cáo đầu kỳ và triển khai một số công việc liên quan đến dự án, dự kiến ngày 18/2/2020.
Phát biểu tại cuộc họp, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình và Sơn La đánh giá cao công tác triển khai liên quan dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc tỉnh Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Đồng thời mong muốn 2 tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án; Sở GTVT của 2 tỉnh là đầu mối xây dựng các báo cáo; khẳng định 2 tỉnh sẽ quyết liệt chỉ đạo và triển khai các thủ tục liên quan nhằm đảm bảo dự án được khởi công đúng tiến độ vào cuối năm 2020, góp phần vào sự phát triển chung của 2 tỉnh trong thời gian tới.
H.T
(HBĐT) - Các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Kỳ Sơn (cũ), nay là TP Hòa Bình đang khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kế hoạch của UBND tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã; tổ chức sắp xếp kiện toàn bộ máy, đồng thời chỉ đạo không để gián đoạn các nhiệm vụ chính trị, không làm xáo trộn các hoạt động phục vụ người dân.
(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá tình hình KT-XH tháng 1/2020 của UBND tỉnh, trong tháng qua, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 65,722 triệu USD, tăng 5,56% so với tháng 12/2019 và tăng 21,21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 62,092% triệu USD, tăng 5,89% so với tháng trước, tăng 22,06% so với cùng kỳ; xuất khẩu dịch vụ ước đạt 3,63 triệu USD, tăng 0,14% so với tháng trước, tăng 8,36% so với cùng kỳ.
Sáng 9-2, Chi cục phó Hải quan Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Trần Anh Tú cho biết, đã thông quan 87 xe container hàng nông sản tại cửa khẩu này.
(HBĐT) - Phát huy vai trò cầu nối nhận ủy thác vốn vay ưu đãi từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, Hội Nông dân tỉnh đã làm tốt công tác quản lý, giải ngân vốn vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn hội viên tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, khoa học kỹ thuật, cách thức làm ăn, chủ động vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Năm 2019, toàn tỉnh đã khai thác 4.753,2 ha rừng trồng tập trung (tăng 304,7 ha so với năm 2018), với khối lượng 269.766,6 m3 (tăng 25.292,6 m3), 214.561,5 ste củi (tăng 32.392,6 ste), khai thác cây phân tán và tận thu được 3.692,6 m3; đồng thời khai thác 1.005.534 cây bương, tre, luồng; 2.522,9 tấn măng; 27,5 tấn song mây....; 126,6 tấn dược liệu. Theo đó, tổng thu nhập từ rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh đạt 433.990,4 triệu đồng (tăng 148.177,7 triệu đồng so với năm trước).
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ. Hiện, toàn tỉnh có 2.700 ha nuôi thủy sản ao, hồ nhỏ; trên 4.600 lồng cá các loại. Đồng thời, phát triển được 43 trang trại và hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, trong đó có 13 cơ sở nuôi chuyên thủy sản, 30 cơ sở kết hợp nuôi thủy sản.