(HBĐT) - Trong gần 1 tháng qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có thời điểm người dân trong tỉnh đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm để tích trữ. Tuy nhiên, với sự vào cuộc, tuyên truyền kịp thời của các cơ quan chức năng, thị trường hàng hoá trên địa bàn đã giữ được ổn định. Người dân hiện tin tưởng vào sự chỉ đạo, điều hành của các đơn vị, doanh nghiệp trong vấn đề đảm bảo cung cấp đủ các mặt hàng thiết yếu, phục vụ sinh hoạt, đời sống hàng ngày của nhân dân.


Siêu thị Hoàng Sơn, phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình) luôn có đầy đủ mặt hàng cung cấp cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Ngay sau khi có thông tin công bố chính thức về ca nhiễm virus Covid-19 đầu tiên trên bàn TP Hà Nội, tình hình thị trường cung cầu hàng hóa tại tỉnh Hòa Bình (nhất là tại TP Hòa Bình) đã có diễn biến bất thường so với thời điểm trước đó. Từ sáng ngày 7/3, hoạt động mua sắm diễn ra khá tấp nập, do một số người dân có tâm lý hoang mang, lo lắng trước tình hình dịch bệnh có thể diễn biến xấu nên đã đi mua hàng tích trữ, ngoài ra có một số gia đình mua hàng với số lượng lớn để gửi cho người thân ở Hà Nội.

Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm phân phối, mua sắm lớn trên địa bàn tỉnh lượng hàng hóa bán tăng đột biến gấp 3-4 lần so với thường ngày, chủ yếu tập chung vào các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Tại các cửa hàng tạp hóa, đại lý và các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố, một số mặt hàng bị đẩy giá như: gạo tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, thịt tươi sống tăng từ 10.000 - 20.000đ/kg. Rau, củ, quả tăng từ 1,5-2 lần; các mặt hàng hoa quả: cam, bưởi, xoài, thanh long... tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg do nhu cầu nhân dân tăng cường bổ sung các loại hoa quả cung cấp vitamin nâng cao đề kháng phòng, chống dịch.

Giá rau củ quả và các loại thịt tăng không phải do thiếu nguồn cung mà vì tiểu thương thấy người dân đổ xô đi mua hàng, lượng cầu tăng đột biến nên đã tự ý tăng giá, gây bất ổn thị trường.

Theo đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương, trước tình hình thị trường có diễn biến bất thường tại TP Hòa Bình, Sở Công Thương đã phối hợp làm việc với các siêu thị, trung tâm thương mại, điểm phân phối, mua sắm lớn trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn cung hàng hóa, có kế hoạch dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn, thực hiện bình ổn giá cả, không được tự ý tăng giá gây rối loạn thị trường. Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường công tác phòng, chống dịch như: bố trí các điểm rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn phục vụ khách thăm quan, mua sắm; 100% nhân viên bán hàng đeo khẩu trang, găng tay, rửa tay thường xuyên sau khi giao dịch với khách hàng. Các trung tâm thương mại có dịch vụ nhà hàng, khách sạn đều được bố trí máy đo thân nhiệt để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đồng thời, Sở Công Thương yêu cầu Phòng Kinh tế - hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Hòa Bình tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt hoạt động kinh doanh tại hệ thống các cửa hàng, đại lý, chợ truyền thống trên địa bàn, thường xuyên cập nhật tình hình cung -cầu, giá cả, tâm lý tiêu dùng của người dân, đặc biệt khi xảy ra tình huống bất thường phải kịp thời báo cáo về Sở để tìm hướng tháo gỡ; phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến gây rối loạn thị trường…

Tại các huyện, tình hình thị trường không có nhiều đột biến như địa bàn thành phố, hoạt động mua bán cơ bản diễn ra bình thường, giá cả hàng hóa tương đối ổn định, do đặc thù địa bàn các huyện lương thực, thực phẩm phục vụ sinh hoạt phần lớn vẫn là tự cung tự cấp tại chỗ, nên hiện tượng mua hàng tích trữ không xảy ra, nguồn cung hàng hóa dồi dào, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Đến sáng 8/3, tình hình thị trường dần ổn định trở lại, tại các siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn TP Hòa Bình không còn tình trạng đổ xô đi mua hàng tích trữ. Khảo sát tại một số chợ truyền thống cho thấy giá rau xanh, củ quả, thịt lợn, gia cầm, bò, thủy sản... đã trở lại bình thường. Tại siêu thị, trung tâm thương mại hàng hóa được bày bán trên kệ đầy đủ, nhiều mặt hàng được hỗ trợ khuyến mại giảm giá (tại siêu thị Vinmart).

Theo báo cáo nhanh của doanh nghiệp, lượng hàng dự trữ được tăng gấp 4-5 lần. Hệ thống siêu thị Vinmart, chuỗi cửa Vinmart + cam kết dự trữ đầy đủ hàng hóa đáp ứng đủ đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân...; siêu thị Anh Kỳ, Vì Hòa Bình và các điểm phân phối, mua sắm của Công ty CP đầu tư Sơn Anh lượng hàng hóa tăng từ 30-40%, bố trí cán bộ liên tục phục vụ hàng trong siêu thị, vận chuyển hàng hóa từ các kho về hệ thống phân phối... Các siêu thị cũng đẩy mạnh kênh bán hàng thương mại điện tử để phục nhu cầu người dân.

Cho dù có những thời điểm người dân tỏ ra hết sức lo lắng về nhu yếu phẩm, nhưng trong thời gian qua cũng như hiện nay, tại các cửa hàng, đại lý, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, nguồn cung hàng hóa đảm bảo ổn định, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân.

 
Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục