(HBĐT) - Trước thực trạng từ Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, giá lợn hơi trên cả nước tăng cao, nhất là gần đây ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chính phủ đã chỉ đạo phải giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg, tiếp tục giảm dần trong quý II, quý III/2020 xuống 60.000 - 65.000 đồng/kg. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để giảm giá lợn hơi, ổn định thị trường. Tuy nhiên, hiện, giá lợn hơi vẫn ở mức cao. Thịt lợn thương phẩm tại siêu thị, chợ dân sinh có thời điểm lên tới gần 180.000 đồng/kg.

 


Mặc dù giá cao nhưng thịt lợn vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh chụp tại chợ Bãi Nai, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình).

Giá lợn hơi diễn biến chóng mặt

Theo khảo sát của Sở Công Thương, giá lợn hơi từ tháng 2 đến nay lên xuống thất thường. Trong tháng 2, giá dao động từ 90.000 - 95.000 đồng/kg, đầu tháng 3 ở mức 85.000 - 95.000 đồng/kg.

Trước thực tế trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm giảm giá lợn hơi và lợn thương phẩm.  Ngày 24/3, Sở Công Thương ban hành Văn bản số 390, đề nghị Sở NN&PTNT phối hợp thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn; Văn bản số 391 chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế TP Hòa Bình thực hiện một số giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn. Theo đó, Sở NN&PTNT cần chỉ đạo doanh nghiệp, HTX, hộ chăn nuôi có kế hoạch đảm bảo hoạt động chăn nuôi lợn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; tập trung nguồn lực, tiết giảm chi phí chăn nuôi để giảm giá bán thịt lợn, góp phần bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn và đảm bảo nguồn cung. Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường kiểm soát khâu trung gian, thu mua, giết mổ, nhất là tại các lò mổ, để tránh trường hợp người chăn nuôi, người tiêu dùng chịu thiệt, còn ở giữa hưởng lợi. Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng các thực phẩm có giá ổn định như: thịt gà, thịt vịt, thịt bò…

Mặc dù vậy, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh vẫn leo cao. Đầu tháng 4 ở mức từ 82.000 - 85.000 đồng/kg, từ ngày 14 đến nay, tăng mạnh lên 88.000 – 94.000 đồng/kg. Giá lợn móc hàm trên 110.000 đồng/kg-115.000đồng/kg.

Giá lợn hơi tăng đã đẩy giá thịt lợn thương phẩm tăng theo. Qua khảo sát, sáng 22/4, giá thịt lợn thương phẩm tại các chợ dân sinh dao động từ 145.000 – 160.000 đồng/kg. Tại hệ thống siêu thị Vinmart, thịt nạc thăn có giá 179.900 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Phượng, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) chia sẻ: Người nội trợ chúng tôi đang mừng vì chủ trương giảm giá thịt lợn của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tháng 4, giá thịt lợn từ 120.000 - 140.000đồng/kg, đến giữa tháng tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg. Người bán hàng giải thích họ lấy lợn móc hàm tại lò mổ đã 110.000 đồng/kg, giá lợn hơi sắp chạm mốc 95.000 đồng/kg. Gia đình tôi đang giảm sử dụng thịt lợn, thay thế bằng một số thực phẩm khác như cá, vịt, gà, đồ đông lạnh.

Vì sao giá thịt lợn tăng trở lại?

Đồng chí Trần Trung Hiếu, Trưởng Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) cho rằng: Nguyên nhân khiến giá thịt lợn vẫn ở mức cao là do nguồn cung trong tỉnh còn thiếu, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng. Mặc dù 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên cả nước đã cam kết giảm giá lợn hơi, nhưng nguồn cung cấp lợn hơi của tỉnh lại chủ yếu là nông hộ, trang trại quy mô nhỏ, hoặc nhập từ tỉnh Phú Thọ. Các trang trại chăn nuôi lớn của tỉnh chủ yếu cung cấp theo hợp đồng đã ký cho thị trường Hà Nội, Sơn La, Hà Nam. Cũng như các tỉnh khác, tỉnh ta bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch tả lợn châu Phi, tình hình tái đàn gặp khó khăn, đã đẩy giá lợn hơi và lợn thương phẩm lên cao.

Sở NN&PTNT đã hướng dẫn các địa phương tái đàn, tăng đàn lợn, nhưng tình hình tái đàn vẫn gặp nhiều khó khăn. Người dân còn tâm lý e dè, sợ dịch tả lợn châu Phi sẽ bùng phát trở lại. Ngoài ra, hiện người dân khó mua lợn giống, do giá lợn giống ở mức rất cao, lên tới 2,5 triệu đồng/con; một số cơ sở chăn nuôi lợn giống hạn chế lượng bán ra để chờ giá tăng.

Bên cạnh đó, tiểu thương tại các chợ dân sinh chủ yếu nhập thịt lợn thương phẩm từ lò giết mổ quy mô nhỏ, hộ giết mổ. Để có được thịt lợn thương phẩm bán ra thị trường phải qua nhiều khâu trung gian, nên giá thành cao hơn. Một phần khiến giá thịt lợn tăng là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và dịch Covid-19, người dân có nhu cầu dùng thịt lợn tăng…

Đồng chí Trần Trung Hiếu cho biết thêm: Trong thời gian tới, để đảm bảo cung cầu, bình ổn giá thịt lợn, góp phần kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời tạo cơ sở để xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, nhằm ứng phó với diễn biến mới của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương tăng cường theo dõi diễn biến giá thịt lợn, biến động cung cầu; phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường, tránh tình trạng găm hàng. Sở tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, hộ chăn nuôi tập trung nguồn lực thực hiện tái đàn. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần ưu tiên người chịu thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi được vay vốn để khôi phục sản xuất, tăng đàn, mở rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Ngoài ra, Sở Công Thương khuyến cáo người dân đẩy mạnh sử dụng các thực phẩm có giá ổn định như cá, thịt gà, tôm, thực phẩm đông lạnh...

 
 Thu Thủy

Các tin khác


 85 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

(HBĐT) - Quý I, toàn tỉnh có 85 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2019, số lượng doanh nghiệp cấp mới giảm 13 doanh nghiệp, tỷ lệ giảm 16,9%, số vốn đăng ký giảm 19,62%. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh có 11 doanh nghiệp đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện; cấp thay đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 645 lượt doanh nghiệp, so với cùng kỳ tăng 271 đơn vị.

Thành phố Hòa Bình: Quý I, giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.738 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo thống kê của UBND thành phố Hòa Bình, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) tháng 3 ước đạt 568 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế từ đầu năm đến nay, giá trị sản xuất CN-TTCN của thành phố ước đạt 1.738 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp đạt 630 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể đạt 336 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 722 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.

Vận tải biển "nghiêng ngả" trong “sóng” Covid-19

Dịch Covid-19 như trận bão tố khiến "con tàu” vận tải biển – cảng biển nghiêng ngả, điêu đứng khi sản lượng hàng hóa qua cảng biển sụt giảm nghiêm trọng, giá cước vận tải cũng lao dốc. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của "anh cả đỏ” Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đứng trước nguy cơ "vỡ kế hoạch”. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, trong quý II này, Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) buộc phải cho một số tàu nằm bờ để giảm gánh nặng chi phí.

Bố trí nguồn vốn phù hợp thực hiện các dự án giao thông trọng điểm ở TP Hòa Bình

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 303 - KL/TU, ngày 15/4/2020 về ưu tiên bố trí nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đường nối từ Quốc lộ 6 với đường Chi Lăng, TP Hòa Bình và dự án xây dựng cầu Hòa Bình 2, TP Hòa Bình. Đây là 2 dự án giao thông trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2016-2020, thuộc danh mục các dự án chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình buông lỏng quản lý đất đai

(HBĐT) -Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình (DVNN HB) là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập tháng 10/1991, thực hiện cổ phần hóa vào tháng 1/2006, Nhà nước thoái toàn bộ vốn vào tháng 8/2008.

Chung tay nỗ lực “kép” vượt qua dịch bệnh

Duy trì ổn đinh sản xuất và phòng chống dịch bệnh COVID-19 là nỗ lực "kép” mà các doanh nghiệp (DN) cùng người lao động đang phải trải qua trong một năm có nhiều biến động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục