(HBĐT) - Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo nền tảng cho công tác giảm nghèo bền vững (GNBV), những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thực hiện và đã mang lại hiệu quả tích cực.



Cán bộ Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh hướng dẫn người dân sử dụng phân bón vi sinh trong trồng rau an toàn.

Trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh việc xây dựng cơ chế, chính sách, lộ trình triển khai, thực hiện công tác GNBV trên địa bàn, đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Trên cơ sở kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, hàng năm, tỉnh kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương dành cho lĩnh vực này. Ngành LĐ-TB&XH tổ chức điều tra, khảo sát, phê duyệt danh mục đào tạo nghề nghiệp, phê duyệt định mức chi phí đào tạo nghề nghiệp, theo đó xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát thực, cụ thể, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh sớm xác định mục tiêu là giúp người lao động (NLĐ) có tay nghề, để phục vụ nhân lực cho tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, công tác đào tạo nghề được gắn với phát triển chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn.

Để phát huy hiệu qủa công tác đào tạo nghề cho NLĐ, tỉnh đã mở 131 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn cho 7.223 lượt người là cán bộ, công chức cấp xã từ nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.

Chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện, giai đoạn 2016-2019, tỉnh đã đào tạo nghề cho 17.732 lao động. Theo thống kê, bình quân mỗi năm có khoảng 15.800 lao động được giải quyết việc làm. Cơ bản lao động sau khi được đào tạo đã có công việc ổn định, tạo thu nhập cho gia đình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương. Với sự kết nối của ngành LĐ-TB&XH, trong 5 năm qua đã giới thiệu, phối hợp với 176 lượt doanh nghiệp đến tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh, qua đó tuyển chọn, đưa 3.405 người đi xuất khẩu lao động. Thông qua chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Giai đoạn 2016-2020 tỉnh đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm nghèo, cụ thể giảm được 3,16%/năm (chỉ tiêu đặt ra giảm 3%/ năm). Kết quả đó có phần đóng góp không nhỏ từ việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho NLĐ.

Xác định đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho NLĐ là "cần câu” giúp người dân thoát nghèo, hoạt động này không ngừng được đẩy mạnh. Trong những tháng đầu năm, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, công tác dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm bị lắng xuống. Để góp phần khôi phục lại nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, ngay sau đợt giãn cách xã hội, ngành LĐ-TB&XH đã khởi động lại hoạt động đào tạo nghề, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp được 3.243 người, bằng 57% so với cùng kỳ năm trước, bằng 20,9% kế hoạch năm.

Nỗ lực kết nối cung - cầu lao động, 6 tháng qua, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm trong nước cho 5.000 lao động, bằng 62% so với cùng kỳ năm trước, bằng 31% kế hoạch năm. Hiện tại, các hoạt động đào tạo nghề, kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực để đạt được mục tiêu, kế hoạch giải quyết việc làm cho NLĐ, tạo nền tảng cho thực hiện mục tiêu GNBV.


Lam Nguyệt


Các tin khác


Kết cấu hạ tầng giao thông - tiền đề phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Yên Thủy đã tập trung các nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống giao thông nông thôn (GTNT), coi đây là nhiệm vụ then chốt để tạo động lực phát triển KT-XH.

6 tháng, thu ngân sách địa phương ước đạt trên 8.523 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách địa phương ước thực hiện đến hết tháng 6/2020 đạt 8.523,5 tỷ đồng, bằng 68% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và 66% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu điều tiết được hưởng theo phân cấp đạt 1.127,3 tỷ đồng; thu bổ sung cân đối từ ngân sách T.Ư 3.694,9 tỷ đồng; thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách T.Ư 1.850,6 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 1,6 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của Sở NN&PTNT, 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh theo giá so sánh ước đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, vượt 3,2% cùng kỳ năm trước, đạt 44,7% kế hoạch năm. Dự báo cả năm 2020 đạt 3,54 nghìn tỷ đồng, vượt 4,5% cùng kỳ, chiếm 31,2% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản.

Triển khai công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Ngày 16/7, Hội Nông dân huyện Mai Châu tổ chức hội nghị sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.

Cải tạo vườn tạp để phát triển nông nghiệp bền vững

(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04, ngày 26/4/2016 của BTV Tỉnh ủy về cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức của người dân vùng nông thôn về phát triển kinh tế hộ, xóa bỏ vườn tạp được nâng cao. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Huyện Lạc Thủy chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lạc Thủy đã chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục