(HBĐT) - Sáng 21/1, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng đã tổ chức buổi làm việc, kiểm tra hiện trường, bàn việc phát triển 2 khu công nghiệp (KCN) Mông Hóa và Yên Quang (TP Hòa Bình).


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác kiểm tra hiện trường khu công nghiệp Mông Hóa.

KCN Mông Hóa có diện tích trên 235 ha do Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư. Đến nay, đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (BT,HT&TĐC) cho 145 hộ trên diện tích hơn 102.130m2. Hiện, dự án gặp khó khăn trong thi công đường trục chính do ảnh hưởng của việc điều chỉnh quy hoạch nên phải tạm dừng để thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quá trình làm hồ sơ GPMB có khó khăn do việc cập nhật và điều chỉnh biến động đất đai chưa kịp thời, các quy định của địa phương về BT,HT&TĐC có nhiều thay đổi…

Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ đề nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức thực hiện và hướng dẫn nhà đầu tư (NĐT) thực hiện các bước đảm bảo chất lượng, tiến độ và các quy định để dự án sớm được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng theo quy hoạch được duyệt. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, chấp thuận giao Ban quản lý (BQL) các KCN tỉnh và UBND TP Hòa Bình tiếp tục thực hiện công tác BT,HT&TĐC cho dự án…

KCN Yên Quang có diện tích hơn 200 ha, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật là Công ty CP An Việt Hòa Bình. Hiện, dự án chậm tiến độ so với đăng ký, chưa hoàn thành GPMB giai đoạn I, chưa được giao đất và chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải, do đó chưa đủ điều kiện để thu hút NĐT thứ cấp hoặc cho thuê lại đất…

Tại buổi làm việc, NĐT kiến nghị Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở trạm xử lý nước thải của dự án và hạng mục cầu bắc qua tuyến ống nước sông Đà. Đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện cho công ty được triển khai san lấp mặt bằng trước đối với các khu đất mà công ty đã chi trả xong tiền GPMB cho người dân…

Qua khảo sát thực tế, phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nghiêm khắc phê bình đơn vị được giao trách nhiệm triển khai thực hiện 2 KCN này nhưng tiến độ rất chậm. BQL các KCN được giao là chủ đầu tư nhưng việc lựa chọn một số đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế không đảm bảo yêu cầu, phải điều chỉnh.

Đồng chí giao Sở KH&ĐT khẩn trương chủ trì, phối hợp với BQL các KCN, các sở, ngành liên quan và UBND TP Hòa Bình trong việc tham mưu cho UBND tỉnh theo kiến nghị tại Văn bản số 8261/BKHĐT-QLKKT, ngày 14/12/2020 của Bộ KH&ĐT về hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN Phú Bình, tỉnh Hòa Bình (trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là KCN Mông Hóa). Sau khi giải trình, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, các bộ, ngành trình lên thì Sở KH&ĐT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh dự án đường trục chính của KCN Mông Hóa. Giao BQL phối hợp với 2 NĐT làm việc với Công ty CP nước sạch Sông Đà để thống nhất phương án kết nối 2 dự án đường qua hệ thống nước, sau đó mới triển khai thực hiện.

Với kiến nghị của Công ty CP An Việt Hòa Bình, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao BQL các KCN phối hợp với các ngành, NĐT xem xét trên cơ sở vận dụng phù hợp, đúng quy định, quan điểm của UBND tỉnh là chỉ đồng ý khi đủ điều kiện. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với NĐT thẩm định trước, thống nhất các nội dung cơ bản đến các dự án thành phần. Đồng thời, giao UBND TP Hòa Bình chủ động triển khai các bước lập phương án bồi thường GPMB để khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ sẽ triển khai kịp thời.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành, NĐT làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến người dân bị ảnh hưởng thu hồi đất có sự đồng thuận. Đặc biệt, các NĐT phải có trách nhiệm với chính quyền và bà con trong vùng để nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ…

H.N

Các tin khác


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,88%

(HBĐT) - Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid – 19 bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, nhờ những chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa, các gói hỗ trợ của Chính phủ cũng như các chương trình khuyến mại, giảm giá đã giúp hoạt động thương mại, dịch vụ trong tỉnh tăng trở lại.

Huyện Lạc Thủy có 3.697 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(HBĐT) - Ngày 18/1, Hội Nông dân huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2021

(HBĐT) - Ngày 18/1, Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Phát triển nuôi trồng thủy sản lòng hồ hướng tới sản phẩm OCOP 

(HBĐT) - Với lợi thế mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình, thời gian qua, tỉnh chú trọng phát triển nuôi cá lồng vùng hồ. Đến nay, đã có 4,7 nghìn lồng, sản lượng trên 4 nghìn tấn, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 2.000 lao động. Phát triển nuôi trồng thủy sản lòng hồ góp phần đưa sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 11,15 nghìn tấn. Các doanh nghiệp, HTX nuôi cá lồng đầu tư nuôi theo công nghệ tiên tiến, thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi tạo giá trị gia tăng, hướng tới có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Trợ lực vốn giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

Thời gian qua, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 đã được các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai thực hiện khá kịp thời. Trong tình hình dịch còn diễn biến khó lường, nguồn vốn vẫn là một trợ lực quan trọng giúp DN khôi phục nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chủ động nguồn hàng, bình ổn thị trường Tết Nguyên đán 2021

(HBĐT) - Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng mạnh. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa góp phần ổn định tâm lý người dân. Để tránh tình trạng thiếu hàng, sốt giá, ngay từ đầu tháng 11/2020, các doanh nghiệp, siêu thị, tiểu thương, cơ sở sản xuất - kinh doanh (SXKD) đã chủ động dự trữ, đảm bảo nguồn hàng dồi dào phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn. Mạng lưới các điểm bán hàng được tổ chức từ tỉnh xuống huyện, xã, khu công nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, quầy hàng lưu động…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục