(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức đối với phát triển KT-XH, ANTT nói chung, công tác chống buôn lậu và hàng giả nói riêng. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ tuyến tỉnh đến địa phương được các sở, ngành, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 các huyện, thành phố quan tâm thực hiện, phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định tình hình KT-XH.  



Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra hoạt động của hộ kinh doanh tại xã An Bình (Lạc Thủy).

Theo đánh giá của BCĐ 389 tỉnh, tình hình cung cầu hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn tỉnh ổn định. Giá cả các mặt hàng thiết yếu không có biến động lớn. Nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh đầy đủ. Không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh chân chính và đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình hình kinh doanh vẫn gặp không ít khó khăn do sức mua hạn chế. 

Hoạt động vận chuyển, kinh doanh, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra nhỏ lẻ, chưa xuất hiện các đầu mối, đường dây lớn. Các hành vi vi phạm về gian lận thương mại như hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra chủ yếu tại các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, do trình độ nhận thức của một bộ phận người tiêu dùng còn hạn chế. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, nhằm trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.

Các ngành thành viên BCĐ 389 tỉnh, BCĐ 389 các huyện, thành phố đã chủ động nắm bắt diễn biến tình hình thị trường, tổ chức kiểm tra thuộc lĩnh vực ngành được giao. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đánh trúng, đúng các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng vi phạm về an toàn thực phẩm... phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm mang tính chất điển hình. Kết quả, trong 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 654 vụ (tăng 11,99% so với cùng kỳ năm 2020). Tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế 16.501 triệu đồng, cụ thể: tổng số tiền phạt vi phạm hành chính 4.803 triệu đồng (tăng 53,6% so với cùng kỳ năm 2020), tiền thu phạt bổ sung và truy thu 11.668 triệu đồng, tiền bán thanh lý, hàng tịch thu 30 triệu đồng. Trong đó, lực lượng Công an phát hiện, xử lý 148 vụ vi phạm, thu nộp NSNN 491,1 triệu đồng (tăng 68,7% so với cùng kỳ năm 2020). Lực lượng Kiểm lâm phát hiện, xử lý 19 vụ vi phạm, thu nộp NSNN 239 triệu đồng, bán hàng từ tang vật tịch thu 30 triệu đồng (tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2020). Lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý 355 vụ, thu nộp NSNN 856 triệu đồng (bằng 90,87% so với cùng kỳ). Cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra 119 doanh nghiệp, xử lý truy thu và phạt vi phạm hành chính 14.829 triệu đồng (truy thu thuế 11.668 triệu đồng, phạt vi phạm hành chính là 3.161 triệu đồng). Cơ quan Thanh tra chuyên ngành phát hiện, xử lý 11 vụ vi phạm, thu nộp NSNN 41 triệu đồng (bằng 19,16% so với cùng kỳ năm 2020). Các lực lượng chức năng khác phát hiện, xử lý 2 vụ vi phạm, thu nộp NSNN 15 triệu đồng. Kiểm dịch được 1.190 con bò thương phẩm; 320.605 con lợn giống và lợn thương phẩm; trên 13,9 triệu con gia cầm giống và gia cầm thương phẩm; trên 10,1 triệu quả trứng giống. 

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả luôn được xác định là một trong những công tác trọng tâm, với sự tham gia tích cực của các sở, ban, ngành. Hoạt động tuyên truyền đa dạng hơn, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng. Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường đã tổ chức vận động, tuyên truyền tới 256 cơ sở kinh doanh trên địa bàn không buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; ký cam kết chấp hành các quy định trong hoạt động kinh doanh với 253 cơ sở; tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 110 cơ sở kinh doanh về điện tử, điện lạnh, điện dân dụng trên địa bàn huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Thủy… Bên cạnh đó, BCĐ 389 tỉnh công bố đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác về các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong 6 tháng đầu năm chưa nhận được tin báo phản ánh vụ việc nào.

BCĐ 389 tỉnh đánh giá, trong 6 tháng cuối năm, hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại sẽ diễn ra với tính chất phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, tiếp tục gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ và xử lý. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đầu mối giao thông, điểm tập kết hàng hóa. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng; hàng hoá vi phạm về an toàn thực phẩm, giá, gian lận thuế và các hành vi gian lận thương mại khác. Gắn công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lĩnh vực thương mại đến các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát.

V.H

Các tin khác


AGRIBANK Hòa Bình: Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng với lãi suất thấp

(HBĐT) - Trong thời gian qua, Agribank Chi nhánh Hoà Bình thực hiện nhiều chương trình cho vay với lãi suất thấp, trong đó, cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống Nhân dân khu vực đô thị được người dân quan tâm, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Xuất khẩu dệt may hồi phục đà tăng trưởng

Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam (DMVN) trong sáu tháng qua đạt gần 19 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ, cho thấy sự phục hồi sớm hơn, tuy nhiên, sức ép tiêu thụ nói chung và xuất khẩu nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Song song với những tín hiệu khả quan trên thị trường, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) cần triển khai đồng bộ các giải pháp để phòng, chống dịch bệnh và ổn định sản xuất, sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Huyện Lương Sơn: Đổi mới thực hiện mục tiêu trở thành vùng kinh tế năng động

(HBĐT) - Nắm bắt các cơ hội phát triển, Đảng bộ huyện Lương Sơn tập trung đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo triển khai các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) tỉnh lần thứ XVII, NQĐHĐB huyện lần thứ XXVI, phấn đấu xây dựng Lương Sơn trở thành hạt nhân vùng kinh tế năng động của tỉnh.

Huyện Cao Phong: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 311 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong, đến hết tháng 6/2021, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt gần 311,8 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm; tăng hơn 20,5 tỷ đồng so với 31/12/2020. 

Một số điểm mới về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

(HBĐT) - Ngày 19/7/2021, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2626/TCT-DNNCN giới thiệu một số điểm mới và triển khai thực hiện Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh (HKD), cá nhân kinh doanh (CNKD).

Đảm bảo cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân

(HBĐT) - Việc Hà Nội phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp, lưu thông nguồn hàng lương thực, thực phẩm, rau xanh đối với các chợ đầu mối trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục