(HBĐT) - Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - nghị quyết "tam nông”, đã góp phần quan trọng tạo nên cuộc thay đổi phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân không ngừng được cải thiện.


Người dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) trồng chè theo tiêu chuẩn an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm.

Nghị quyết "tam nông" của T.Ư là một chủ trương hết sức đúng đắn, được cấp ủy tỉnh vận dụng hiệu quả mang lại những đổi thay căn bản cho bộ mặt nông thôn, miền núi, đời sống Nhân dân. Ngay sau khi T.Ư ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW nhằm cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, lộ trình triển khai thực hiện và phân công nhiệm vụ thực hiện nghị quyết tại địa phương. Cùng với đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp, triển khai một số chính sách hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Các cấp, ngành, tổ chức CT-XH trong tỉnh đã xây kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Tỉnh uỷ, phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị mình để tổ chức thực hiện, lấy nông nghiệp, nông thôn, đời sống nông dân chuyển biến làm thước đo đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị và người dân tham gia xây dựng NTM.

Nếu so với cách đây khoảng 10 năm, diện mạo, đời sống của người dân nông thôn trong tỉnh đã có bước tiến vượt bậc, đời sống Nhân dân chuyển biến sâu sắc. Khi mới bắt tay thực hiện chương trình xây dựng NTM, hầu hết các xã có xuất phát điểm thấp, hạ tầng yếu, thiếu, chưa được đầu tư, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, cuộc sống người dân rất khó khăn. Xã Dũng Phong là xã trung tâm của huyện Cao Phong được chọn làm điểm xây dựng NTM của tỉnh. Từ chỗ cơ sở vật chất nghèo nàn, thấp kém, đường giao thông liên xã gập ghềnh, với sự vào cuộc của hệ thông chính trị, huy động người dân tham gia, đến năm 2014 đã hoàn thành xây dựng NTM giai đoạn 1, nhiều xóm, thôn giờ như phố trong làng, đường giao thông cứng hóa ra tận đồng ruộng. Xã chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao, phát triển, mở mang ngành nghề nông thôn, đời sống người dân được cải thiện. Đồng chí Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong cho biết: Năm 2019, xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Chất lượng cuộc sống người dân không ngừng cải thiện. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 47 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 4,3%.

Bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại xuất hiện nhiều hơn ở hầu hết các địa phương. Nhiều vùng nông thôn đã tiếp cận với các tiêu chí NTM kiểu mẫu. Đường làng, ngõ xóm phong quang, rộng rãi, xanh sạch đẹp, người dân được tiếp cận, thụ hưởng từ các chính sách phát triển sản xuất, y tế, giáo dục, được sống trong môi trường ổn định, trong lành. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, nâng cao hiệu quả, hiệu lực.

Thực hiện nghị quyết "tam nông", tỉnh tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện các giải pháp phát triển KT-XH; đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, thúc đẩy sự hợp tác giữa "4 nhà" trong nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế, đa dạng hóa sinh kế; tập trung phát triển các giống cây, con đặc sản, thế mạnh của địa phương, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, chuỗi tiêu thụ sản phẩm, mô hình kinh tế tập thể, mô hình khởi nghiệp; đẩy mạnh xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp…

Theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy, sau 13 năm thực hiện nghị quyết "tam nông" đã đạt kết quả tích cực. So với mục tiêu nghị quyết, tốc độc tăng trưởng bình quân lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đạt 4,02%, mục tiêu nghị quyết là 3,5 - 4%; thu nhập bình quân dân cư nông thôn tăng trên 3 lần, mục tiêu nghị quyết gấp trên 2,5 lần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 50%, đạt chỉ tiêu nghị quyết… Hòa Bình là một trong những tỉnh có thành tích nổi bật trong xây dựng NTM với 46% số xã, 3/10 huyện đạt chuẩn NTM. Giá trị thu nhập 1 ha canh tác đạt 140 triệu đồng/năm; trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 275 triệu đồng. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn hàng năm tăng thêm khoảng 2,5 triệu đồng/người/năm; đạt 34,5 triệu đồng năm 2020, tăng 9 lần so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn năm 2021 dự kiến giảm còn 6,6%. Tại nhiều địa phương: Lương Sơn, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi..., sản xuất nông nghiệp không chỉ giữ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế mà ngày càng xuất nhiệu mô hình, sản phẩm khai thác được lợi thế cạnh tranh, phát triển khá tốt. Tỉnh bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn kết với thị trường tiêu thụ. Từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân đã xây dựng, phát triển được 100 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Từ kết quả thực hiện nghị quyết "tam nông", các cấp ủy đã đúc rút những kinh nghiệm sâu sắc, đó là: Xây dựng nhận thức đúng đắn, phát triển nông nghiệp, nông thôn phải do người dân nông thôn làm chủ thể, huy động nội lực là chính, có sự hỗ trợ của Nhà nước mới thành công và bền vững. Cấp ủy Đảng lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện nghị quyết, đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là ở thôn, xóm, bản, già làng, người có uy tín trực tiếp làm công tác quản lý xây dựng nông nghiệp, nông thôn. Trong xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn, việc nâng cao thu nhập cho người dân là tiền đề để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu khác của nghị quyết. Do vậy, phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng xã, thôn, bản để phát triển sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân. Đa dạng hóa nguồn lực, phát huy các tiềm năng, lựa chọn nội dung, mức độ huy động phù hợp, trong đó chú trọng phát huy nội lực từ người dân và hỗ trợ từ doanh nghiệp; đối với vốn hỗ trợ từ ngân sách, nên dành phần lớn cho hỗ trợ phát triển sản xuất.

Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Rà soát, quản lý tốt quy hoạch, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện có chiều sâu, thực chất hơn Chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch. Phát triển liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi. Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác; tiếp tục chuyển đổi, thành lập mới và nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp. Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, hướng tới mục tiêu cải thiện bền vững đời sống người dân nông thôn.

(Còn nữa)

Lê Chung

Các tin khác


Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục