Huyên Mai Châu: Nhiều hộ dân trắng tay vì dịch tả lợn châu Phi
Thứ ba, 9/11/2021 | 9:22:18 Sáng
(HBĐT) - Cuối tháng 4, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát, gây ra những thiệt hại nặng nề đối với hộ chăn nuôi ở một số xã trên địa bàn huyện Mai Châu. Từ đó đến nay, dịch tiếp tục xảy ra khiến không ít hộ dân "trắng tay” khi cả đàn lợn phải tiêu hủy vì mắc bệnh.
Gia đình anh Phạm Đình Tuấn, xóm Tiền Phong, xã Mai Hạ (Mai Châu) bị thiệt hại nặng nề do dịch, với hơn 50 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy.
Theo báo cáo của UBND huyện Mai Châu, DTLCP xuất hiện tại 6 xã, gồm: Đồng Tân, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Tân Thành, Chiềng Châu từ ngày 28/4/2021 đã làm chết 835 con lợn, trọng lượng tiêu hủy hơn 54,6 tấn. Nhiều hộ dân đã phải tiêu hủy hoàn toàn đàn lợn của mình. Chúng tôi đến xóm Tiền Phong, xã Mai Hạ - một trong những địa phương đã, đang có DTLCP, được biết dịch bệnh đã xảy ra hơn 1 tháng nay tại xóm, với trên 50% số hộ chăn nuôi lợn bị thiệt hại. Gia đình anh Phạm Đình Tuấn là một trong những hộ chăn nuôi lợn nhiều nhất ở xóm Tiền Phong, với quy mô vài chục con mỗi lứa, gồm lợn thịt và 6 con lợn nái. Anh Tuấn chia sẻ: Những năm trước, khi các hộ chăn nuôi lợn khác trong xóm bị dịch thì đàn lợn của gia đình vẫn an toàn. Từ trước đến nay, gia đình luôn thực hiện phun thuốc tiêu độc, khử trùng thường xuyên, cũng như rắc vôi xung quanh chuồng nuôi và tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn. Tuy nhiên, lần này, DTLCP đã "ghé thăm”, hơn 50 con lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy, thiệt hại ước tính khoảng 200 triệu đồng.
Gia đình bà Hà Thị Bin, xóm Nghẹ, xã Vạn Mai cũng chung cảnh ngộ với gia đình anh Tuấn, khi cả đàn lợn 35 con phải tiêu hủy vì DTLCP. Gia đình bà Bin là một trong những hộ chăn nuôi đầu tiên xuất hiện lợn mắc bệnh trở lại ở xã Vạn Mai trong năm 2021. Bà Bin cho biết, đầu tháng 7/2021, sau khi thấy lợn bị ốm sốt, bỏ ăn, gia đình đã báo cho cán bộ thú y. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm xác định lợn mắc DTLCP nên thực hiện tiêu hủy theo quy định. Từ đó đến nay, gia đình bà chuyển sang nuôi các loại vật nuôi khác. "Cả đàn lợn phải tiêu hủy hết vì mắc bệnh nên gia đình gặp nhiều khó khăn, nhất là tiền cám vẫn chưa có để thanh toán. Gia đình rất mong được ngành chức năng quan tâm, sớm hỗ trợ để có tiền trang trải” - bà Bin bày tỏ.
Trước mắt, thiệt hại DTLCP gây ra rất nặng nề đối với những hộ chăn nuôi như gia đình anh Tuấn, bà Bin. Dù vậy, họ chia sẻ, sau khi dịch qua đi sẽ tiếp tục tái đàn để chăn nuôi trở lại. Thực tế, theo đánh giá của ngành chức năng, điều kiện chăn nuôi của nhiều hộ dân ở huyện Mai Châu vẫn còn khá sơ sài, tạm bợ, chưa đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi. Cùng với đó, công tác tiêm phòng chưa thực sự được chú trọng, trình độ chăn nuôi chưa cao. Chính anh Tuấn, bà Bin và nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng thừa nhận còn thiếu nhiều kiến thức về chăn nuôi lợn. Đồng thời chia sẻ nguyện vọng được ngành chức năng quan tâm tập huấn về khoa học, kỹ thuật và biện pháp để phòng, chống dịch bệnh, nhất là DTLCP.
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: DTLCP bùng phát trên địa bàn huyện đã gây ra thiệt hại rất lớn, nhất là đối với người chăn nuôi ở các xã Mai Hạ, Vạn Mai. Đàn lợn đã giảm đi nhiều, điều này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Do đó, huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn, các xã, thị trấn ttăng cường dập dịch, không để dịch bệnh lây lan ra toàn huyện. Khuyến khích các vùng chưa có dịch tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi lợn và các loại gia súc, gia cầm khác để bù lại lượng thực phẩm thiếu hụt do DTLCP. Đối với những xã có dịch, huyện chỉ đạo tập trung phun khử khuẩn, không tái đàn ngay mà phải đảm bảo từ 3 tháng mới thực hiện tái đàn. Tiếp tục hỗ trợ người dân trong tiêu hủy lợn, đàn lợn mắc bệnh; mua thuốc để khử trùng môi trường chăn nuôi.
(HBĐT) - Trở lại khu tái định cư (TĐC) xóm Nà Tèn (nay là khu TĐC xen ghép xóm Nghê), xã Nánh Nghê (Đà Bắc) sau đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 cảm nhận được sức sống mới, màu xanh bao phủ. Hệ thống hạ tầng cơ sở được đầu tư, đường bê tông dẫn đến từng hộ, nhà cửa xây dựng san sát… Nhân dân phấn khởi trước sự đổi thay của làng xóm sau thiên tai, từng bước nỗ lực ổn định cuộc sống, thi đua lao động sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Được sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của T.Ư và địa phương, trong năm nay, các xã trong tỉnh tiếp tục huy động và dành nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của cư dân nông thôn. Tính trong 9 tháng, các địa phương đã triển khai và hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán 235 công trình khởi công năm 2020, gồm: 6 công trình nhà văn hóa xã, 7 công trình sân vận động xã; 222 công trình nhà văn hoá, khu thể thao thôn, xóm. Đến nay, có 75/129 xã đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, trong tháng 10 vừa qua, trên địa bàn tỉnh, tổng sản lượng nông sản tại các cơ sở, địa điểm sản xuất, tiêu thụ nông sản đạt trên 2.220 tấn rau, củ, quả các loại. Trong đó, tiêu thụ nội tỉnh 886 tấn, tiêu thụ ngoài tỉnh hơn 1.330 tấn (còn 4 tấn hành tăm tại huyện Yên Thuỷ chậm tiêu thụ). Hiện, Sở tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê tình hình sản xuất, tiêu thụ, các cơ sở trồng trọt còn thiếu trên địa bàn; tích cực phối hợp với địa phương, cơ sở tiêu thụ để nhanh chóng tiêu thụ nông sản trong thời gian sớm nhất.
(HBĐT) - Với xuất phát điểm thấp nên đến nay, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) mới đạt 11/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Thời gian qua, xã nỗ lực thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí, nhất là giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân.
(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh có những khó khăn, trở ngại do việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính, làm cho công tác quy hoạch các xã đạt chuẩn NTM phải điều chỉnh theo địa giới hành chính mới. Kết quả thực hiện các tiêu chí phải tổ chức rà soát, đánh giá lại. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, nhất là nông sản chủ lực.