(HBĐT) - Xã Yên Phú (Lạc Sơn) triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện khó khăn: Cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao… Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, cùng những cách làm phù hợp, năm 2021, xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM.


Người dân xã Yên Phú (Lạc Sơn) chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế.

Có được kết quả này là nhờ nỗ lực của chính quyền, các đoàn thể và người dân Yên Phú trong phong trào chung sức xây dựng NTM. Thông qua công tác tuyên truyền, Nhân dân nhận thức được xây dựng NTM là chủ trương, chính sách lớn và lâu dài của Đảng, Nhà nước, trong đó người dân đóng vai trò chủ thể, cũng là đối tượng được thụ hưởng, từ đó, đồng lòng, chung sức thực hiện chương trình.

Để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, xã huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn kết hợp lồng ghép các nguồn vốn từ nhiều chương trình, dự án, nổi bật là sự tham gia tích cực của Nhân dân trong việc hiến đất, ngày công lao động xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa… đạt chuẩn. Theo thống kê, trong 11 năm (2011 - 2021) xây dựng NTM, xã đã huy động nguồn lực trên 300 tỷ đồng. Trong đó, vốn trực tiếp từ chương trình trên 94 tỷ đồng, vốn lồng ghép gần 44 tỷ đồng, vốn tín dụng trên 74 tỷ đồng, vốn từ các chương trình khác trên 55 tỷ đồng, vốn Nhân dân đóng góp từ hiến đất, ngày công, tiền mặt trên 32 tỷ đồng.

Xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, cùng với chủ động huy động các nguồn vốn đầu tư, xã xây dựng, thực hiện có hiệu quả các mô hình sản xuất, chăn nuôi như: trồng cây có múi, mía tím, trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi, chuỗi liên kết trồng, chăm sóc, tiêu thụ dưa bao tử diện tích 3 ha, HTX cung ứng thực phẩm sạch... Đồng thời, chú trọng và khuyến khích phát triển các dịch vụ nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển cơ sở sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, xe du lịch và nhiều máy móc công nghiệp khác như máy trộn bê tông, máy cày, bừa, xay xát...; phát huy thế mạnh của nhiều hộ kinh doanh buôn bán trên địa bàn, tạo việc làm cho người lao động, từng bước hoàn thành các tiêu chí NTM. Hàng năm tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với dạy nghề và giải quyết việc làm, khôi phục, phát triển nghề truyền thống như đan lát… nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên đạt 93,2%; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt trên 45%. Đến hết năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 42 triệu đồng; hộ nghèo giảm còn 3,64%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn và sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; 10/10 xóm đạt tiêu chuẩn văn hóa, trên 80% gia đình đạt danh hiệu văn hóa. Hệ thống chính trị được củng cố, tình hình an ninh chính trị luôn ổn định, giữ vững.

Đồng chí Bùi Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chương trình xây dựng NTM đã tạo được sự đồng thuận lớn trong Nhân dân. Triển khai thực hiện các tiêu chí, xã đề cao quy chế dân chủ, cùng thảo luận, bàn bạc, thực hiện theo phương châm tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau. Yên Phú được công nhận xã đạt chuẩn NTM là minh chứng cho sự quan tâm chỉ đạo của huyện cùng tinh thần đoàn kết, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc khắc phục khó khăn, nỗ lực vượt qua thử thách, chung sức, đồng lòng cùng hiện thực hóa quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.


Hải Linh


Các tin khác


Giám sát việc cải cách thủ tục hành chính tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh

(HBĐT) - Ngày 21/12, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh (Trung tâm). Tham gia hội nghị giám sát có các ĐBQH: Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Nuôi cá lồng hướng tới đạt tiêu chuẩn OCOP

(HBĐT) - Đến nay, một số sản phẩm cá và chế biến từ cá đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh như: cá lăng đen sông Đà file, cá rô phi sông Đà file của Công ty TNHH Cường Thịnh; ruốc cá trắm đen, ruốc cá lăng đen, ruốc cá lăng vàng sông Đà của Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng. Thời gian tới, tỉnh phấn đấu có thêm 4 - 6 sản phẩm cá nuôi lồng, bè đạt tiêu chuẩn OCOP.

Gà tươi nguyên con Hải Đăng - sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh

(HBĐT) - Gà tươi nguyên con Hải Đăng là một trong những sản phẩm tiêu biểu của HTX nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Hải Đăng (HTX Hải Đăng), thôn Chợ Đập, xã An Bình (Lạc Thuỷ) có nguồn gốc từ giống gà Lạc Thuỷ. Với mục tiêu góp phần duy trì, phát triển thương hiệu gà Lạc Thuỷ, HTX đã lựa chọn giống gà này vào chăn nuôi quy mô lớn, cung cấp ra thị trường sản phẩm thịt gà an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao.

Khoảng 4.086 ha canh tác đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ

(HBĐT) - Hiện, toàn tỉnh đã chứng nhận khoảng 4.086 ha canh tác đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Toàn tỉnh có trên 400 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) - Trong tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư cho 5 dự án đầu tư trong nước với số vốn khoảng 1.130 tỷ đồng.

Khuyến khích hộ cá thể, doanh nghiệp tham gia hợp tác xã

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 14/12/2021 về khuyến khích hộ cá thể, doanh nghiệp tham gia HTX đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục