Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng, Việt Nam có khả năng đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong số các thành viên Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Theo WB, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề, RCEP có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực của Covid-19 đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách hỗ trợ thương mại khu vực và chuỗi giá trị.


Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Origin Munufactures Vietnam (Khu công nghiệp Ðồng Văn II, tỉnh Hà Nam). (Ảnh NGỌC CHÂU)
 

Theo TTXVN, để ước tính các tác động kinh tế và phân phối của RCEP ở Việt Nam, WB xây dựng một đường cơ sở và bốn kịch bản thay thế. Ðường cơ sở phản ánh các điều kiện kinh doanh thông thường, nơi các biểu thuế của các hiệp định trước đây, gồm cả Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đã được thực hiện. Ðể đo lường tác động của RCEP, kịch bản chính sách được so sánh với đường cơ sở này. Thứ nhất là kịch bản thuế quan, chỉ là thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan của RCEP.

Thứ hai là kịch bản RCEP và WB cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, gồm giảm 35% thuế quan đối với hàng hóa nông nghiệp, 25% vào sản xuất hàng hóa và 25% đối với dịch vụ. Thứ ba là kịch bản thúc đẩy năng suất, do mức độ cởi mở cao hơn và chi phí thương mại giảm.

Theo báo cáo của WB, thu nhập thực tế và thương mại của Việt Nam mở rộng nhanh hơn đường cơ sở trong cả các kịch bản thuế quan, cắt giảm các biện pháp phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, cũng như trong kịch bản tăng năng suất. Báo cáo của WB nêu rõ: Trong kịch bản tăng năng suất, gồm cả cú sốc về năng suất, Việt Nam có mức tăng cao nhất trong tất cả các nước thành viên RCEP. Thu nhập thực tế tăng 4,9% so với mức cơ sở, cao hơn mức tăng của toàn khối, trong đó thu nhập thực tế tăng 2,5%. Thương mại cũng tăng mạnh nhất trong kịch bản này, với xuất khẩu tăng 11,4% và nhập khẩu tăng 9,2%.

Trong đường cơ sở, gồm các xu hướng dài hạn và tính đến tất cả các cam kết tự do hóa thuế quan hiện hành trong khu vực (trừ RCEP), thu nhập thực tế ở Việt Nam dự kiến tăng 112,7% trong giai đoạn 2020-2035, với xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lượt là 155,5% và 134,8%. Khi triển khai RCEP với quy tắc xuất xứ và năng suất được đưa lên hàng đầu trong việc cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, thu nhập thực tế còn tăng nhanh hơn, với mức tăng 123,1% trong giai đoạn 2020-2035...

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Giá trị hàng hóa lâm sản ước đạt trên 160.795 triệu đồng

(HBĐT) - Trong tháng 2, lực lượng kiểm lâm đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền Luật Lâm nghiệp và các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản đến 12.935 lượt người. 

Xã Ngọc Lâu: Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội   

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) tích cực triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm sớm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025  vào cuộc sống; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hiệu quả chính sách cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất

(HBĐT) - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021 của Chính phủ (NQ 68) và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 23), toàn tỉnh đã có 11 doanh nghiệp được vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động (NLĐ), phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đây là chính sách có ý nghĩa thiết thực, là phao cứu sinh để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.

Tạo đà bứt phá phát triển thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang dần trở thành phương thức kinh doanh phổ biến, ngày càng được nhiều doanh nghiệp và người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia cũng như chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột không thể tách rời trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Thành phố Hòa Bình: Hợp tác xã đổi mới tư duy để phát triển

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn TP Hòa Bình đổi mới tư duy, đầu tư máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Qua đó thu hút thành viên và tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Các cấp Hội Nông dân: Phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh tích cực phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), phát huy tốt vai trò uỷ thác với các nguồn vốn vay, làm cầu nối giúp hội viên (HV) phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục