(HBĐT) - Quán triệt chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT), bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương.


Đường 435 từ thành phố Hòa Bình lên hồ Hòa Bình được đầu tư, góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh.

Là huyện phía Đông Nam của tỉnh, Yên Thủy có 1.097 km đường bộ. Trong đó, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bàn huyện 22 km, tuyến quốc lộ 12B đi qua địa bàn huyện 17,8 km, đường tỉnh 442 là 11 km; còn lại là đường giao thông nông thôn do cấp huyện và cấp xã quản lý. Đến nay, toàn huyện có 5/10 xã hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn. Đồng chí Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Công tác bảo vệ công trình giao thông và quản lý hành lang an toàn đường bộ được Huyện uỷ, UBND huyện, Ban ATGT huyện coi là nhiệm vụ trọng tâm. Năm 2021, huyện đã chỉ đạo nhiều giải pháp lập lại TTATGT đường bộ, tổ chức ra quân giải toả hành lang ATGT trên tuyến đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12B đoạn qua địa bàn. Kết quả, kẻ vạch hành lang đảm bảo ATGT với chiều dài hơn 2 km dọc hai bên quốc lộ 12B đoạn có vỉa hè; chặt bỏ hơn 1.000 cây xanh, di dời và tháo bỏ hơn 500 biển quảng cáo, tháo dỡ 55 mái che, mái vẩy vi phạm hành lang ATGT. 

Nhiều năm nay, tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các giải pháp quản lý, bảo vệ KCHTGT trên địa bàn. KCHTGT từng bước được cải tạo, nâng cấp, bảo trì, phục vụ nhu cầu đi lại, phát triển KT-XH. Toàn tỉnh có trên 1.000 km đường được bê tông hoá, nhựa hoá; các tuyến quốc lộ, đường tỉnh thường xuyên được bảo trì; số trường hợp vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ KCHTGT giảm từ 413 trường hợp (năm 2017) còn 250 trường hợp (cuối năm 2021). Tỉnh cơ bản xóa các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, làm hạn chế thấp nhất thiệt hại tài sản, tính mạng Nhân dân.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ KCHTGT còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Nguồn lực đầu tư cho hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATGT có lúc, có nơi chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Công tác quản lý hành lang ATGT có nơi còn buông lỏng, chính quyền cấp xã tại một số địa phương chưa thực sự vào cuộc. Công tác giải tỏa lấn chiếm lòng, lề đường được triển khai nhưng có nơi còn mang tính hình thức, dẫn đến tình trạng tái lấn chiếm sau giải tỏa...

Để khắc phục hạn chế, các ngành chức năng tham mưu Tỉnh ủy tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về quản lý, bảo vệ KCHTGT trên địa bàn. Trong đó tập trung vào các giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc  giao thông; các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp trên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ KCHTGT.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp một số tuyến đường giao thông; xây dựng, sửa chữa, khắc phục kịp thời những điểm bất hợp lý trong KCHTGT, nâng cao chất lượng công trình giao thông và năng lực vận tải công cộng để phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển KT-XH tại địa phương. Tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về giao thông; xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tập trung tại địa bàn trung tâm thị trấn, thị tứ các huyện, thành phố, tuyến đường có lưu lượng người, phương tiện tham gia giao thông lớn. Tăng cường kiểm tra đảm bảo xử lý nghiêm, kịp thời trường hợp vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ KCHTGT. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng công tác phối hợp của chính quyền địa phương, các chủ đầu tư trong giải phóng mặt bằng khi thi công các dự án giao thông, để không ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án. Tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm. Thực hiện có hiệu quả Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội, trước hết là các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ cán bộ, đảng viên về trách nhiệm bảo vệ KCHTGT.
  

  L.C

Các tin khác


Chủ động nguồn cung lương thực, thực phẩm góp phần ổn định thị trường

(HBĐT) - Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế của tỉnh, theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định KT-XH... Đó là mục tiêu đã, đang được ngành nông nghiệp tỉnh đẩy mạnh thực hiện.

Điều kiện mới về kinh doanh bất động sản

(HBĐT) - Nghị định số 02/2022/NĐ-CP, ngày 6/1/ 2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) có hiệu lực từ ngày 1/3/2022.

Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng tuyến cáp treo Hương Bình kết nối hai khu di tích thắng cảnh Chùa Long Vân và Chùa Tiên

(HBĐT) - Ngày 16/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 357/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Dệt may xây dựng chuỗi cung ứng tự chủ sản xuất

Dịch bệnh thời gian qua đã khiến nhiều doanh nghiệp ngành dệt may gặp khó khăn. Dù vậy đây cũng là thử thách, động lực để các doanh nghiệp dệt may trong nước nhìn lại bản thân, bắt tay xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, vững vàng trước những tác động của đại dịch, thị trường thế giới, đồng thời tiến tới tự chủ về sản xuất.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tối 16/3 cho biết: NHNN đã yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện các giải pháp để đảm bảo vốn tín dụng phục vụ doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.

Để nông nghiệp hấp dẫn doanh nghiệp

Vai trò doanh nghiệp được xác định là hạt nhân, đầu tàu giúp thúc đẩy nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa, quy mô lớn, ứng dụng khoa học-kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản…, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Thế nhưng, trong những năm qua, việc thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do lĩnh vực này tiềm ẩn những rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục