(HBĐT) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg, ngày 4/4/2022 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.
Quyết định nêu rõ, học sinh, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện vay vốn sau: Thứ nhất, là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (có bố hoặc mẹ hoặc bố và mẹ mất do dịch Covid-19).
Thứ hai, không có máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.
Vốn vay được sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến bao gồm: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị ghi hình kỹ thuật số (webcam), thiết bị thu thanh (microphone).
Mức vốn cho vay tối đa 10 triệu đồng/học sinh, sinh viên. Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Lãi suất cho vay 1,2%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.
Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp đối tượng đã đủ 18 tuổi thì được trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cư trú hoặc nơi nhà trường đóng trụ sở nếu hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 4/4/2022.
V.Đ (TH)
(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh BÙI VĂN KHÁNH đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 24/3/2022 về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022.
(HBĐT) - Sản phẩm rau hữu cơ là niềm tự hào của huyện Lương Sơn. Phát huy những kết quả đạt được trong trồng rau hữu cơ, Lương Sơn đang thúc đẩy phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) và nông nghiệp an toàn (NNAT) ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện. Qua đó, hướng tới xây dựng ngành nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao; thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
(HBĐT) - Công trình xây dựng hồ chứa nước Cánh Tạng, huyện Lạc Sơn được Bộ NN&PTNT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1456/QĐ-BNN-XD, ngày 26/4/2018 với tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng. Là một trong những dự án lớn của miền Bắc ở thời điểm hiện nay. Đối với tỉnh Hòa Bình, dự án này chỉ đứng sau công trình thủy điện Hòa Bình về diện tích thu hồi giải phóng mặt bằng (GPMB) và số hộ bị ảnh hưởng phải di dân tái định cư (TĐC). Công trình thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2022. Tuy nhiên, đến nay, dự án được đánh giá chậm tiến độ 1 năm so với kế hoạch. Một số hạng mục đang bị đình trệ.
Tính đến ngày 3/4, các công ty Việt Nam đã thu hồi được 12/35 container hạt điều xuất khẩu sang Italia bị mất chứng từ gốc, một thắng lợi rất lớn nhờ những nỗ lực hết sức và hỗ trợ tích cực của các bên liên quan.
(HBĐT) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, căn cứ số liệu tổng hợp được cập nhật đến ngày 30/3, tình hình cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện của EVN vẫn tiếp tục có nhiều khó khăn và thiếu hụt rất lớn so với hợp đồng cung cấp than đã ký.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 298/CĐ-TTg yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ bất thường tại khu vực miền Trung.