(HBĐT) - Đã gần trưa, vợ chồng ông Xa Văn Cải ở xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) vẫn còn ngoài vườn nhổ cỏ cho vườn dưa chuột. Ông Cải cho biết: Vụ năm nay, gia đình tôi trồng hơn 400 m2 dưa. Với diện tích này dự kiến thu hoạch được khoảng 3 tấn thương phẩm. Nhiều năm nay, gia đình tôi trồng dưa chuột với phương pháp canh tác không dùng thuốc diệt cỏ. Để làm ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, gia đình tôi vẫn sử dụng phương pháp làm cỏ bằng hình thức truyền thống, khi cỏ tốt dùng cuốc rẫy, gần gốc cây dưa thì nhổ. Phân bón cho dưa chủ yếu là phân chuồng ủ hoai mục.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chỉ sử dụng 1 lần khi cây còn nhỏ. Với phương pháp như vậy, nhiều năm nay, những sản phẩm nông nghiệp ở Mường Chiềng đã thành thương hiệu với người tiêu dùng ở Hoà Bình, khách hàng tìm đến mua với sự tin tưởng vào phương pháp canh tác an toàn. Đây cũng chính là nền tảng tạo nên thương hiệu.



Nhiều năm nay, gia đình ông Xa Văn Cải, xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) chọn phương pháp canh tác truyền thống, không dùng thuốc diệt cỏ, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Không chỉ gia đình ông Cải, mà nhiều hộ nông dân ở Mường Chiềng lựa chọn phương pháp canh tác hữu cơ an toàn bằng cách làm truyền thống trong sản xuất. Bà Xa Thị Sứ, xóm Nà Mười chia sẻ: Từ khi được tuyên truyền, vận động về tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV và sử dụng thuốc diệt cỏ, tôi thấy nếu sử dụng lâu dài không những gây hại cho bản thân, gia đình, cộng đồng mà còn tác hại đến thế hệ mai sau. Tôi dùng tỏi, ớt và lá cây đắng để pha chế thuốc phun. Thời gian rảnh rỗi thì bắt sâu. Thuốc diệt cỏ tôi không dùng nữa mà làm cỏ bằng tay như ngày trước vẫn làm. Từ ngày áp dụng phương pháp này, sản phẩm bán được giá hơn, nhiều người mua hơn. Chị Xa Thị Tuyển ở xóm Chum Nưa đưa chúng tôi đi xem vườn dưa, chị cho biết: Dưa chuột ở nơi khác mang đến đây bán rất khó, nhưng riêng sản phẩm của Mường Chiềng thì có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Từ cách làm theo hướng hữu cơ nên hàng bán cũng dễ. Không chỉ có rau mà cây lúa, cây ngô của nhà tôi trồng cũng hạn chế thuốc BVTV, đặc biệt không sử dụng thuốc diệt cỏ.

Đồng chí Bùi Văn Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: Chúng tôi xác định nhận thức của bà con làm nông nghiệp là quan trọng nhất nên Đảng ủy, UBND xã cùng các ban, ngành, đoàn thể đã vào cuộc vận động, tuyên truyền đến thôn, xóm, hộ gia đình mô hình hạn chế thuốc BVTV và không sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp. Đảng ủy xã ra nghị quyết, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền đến thôn xóm, hộ gia đình qua loa phát thanh, truyền miệng trong các cuộc họp... Nhiều hộ chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, canh tác theo kiểu truyền thống đã hạn chế sử dụng thuốc BVTV, còn thuốc diệt cỏ hầu hết các hộ không sử dụng. Để thay thế thuốc BVTV, các hộ sử dụng hình thức ngâm tỏi, ớt và dùng lá cây rừng pha chế thuốc để phun. Từ công tác tuyên truyền, nhiều người dân đã hiểu rõ tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ. Cũng từ phương pháp canh tác hữu cơ mà nông sản ở Mường Chiềng sản xuất đến đâu hết đến đó. Từ 1 - 2 mô hình nhỏ lẻ đến nay đã nhân rộng ra nhiều xóm trong xã. Nhiều xóm đưa những quy định như không sử dụng thuốc diệt cỏ, không dùng hoặc hạn chế thuốc BVTV vào hương ước của xóm, bản. Không chỉ có sản phẩm dưa chuột, lúa mà còn nhiều sản phẩm khác nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Việt Lâm

Các tin khác


Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Giải pháp hiệu quả điều hành lĩnh vực tín dụng

(HBĐT) - Những chính sách điều hành từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh được đánh giá đã, đang có hiệu quả đối với lĩnh vực tín dụng, tác động tích cực đến phát triển KT-XH trên địa bàn.

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

(HBĐT) - Cùng với giải phóng mặt bằng (GPMB), việc giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) luôn là vấn đề các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh nhận được nhiều phản ánh của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư. Đây cũng được xem là vướng mắc đối với phát triển KT-XH nói chung và thu hút đầu tư nói riêng. Xác định rõ vấn đề này, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn sát sao lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thông thoáng, minh bạch trong các TTHC.

Phát huy hiệu quả tín dụng ưu đãi

(HBĐT) -Từ đầu năm đến nay, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục được truyền tải kịp thời, tạo động lực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Huyện Lạc Sơn: Hợp tác xã góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có 44 hợp tác xã (HTX) với 579 thành viên. Các HTX đã linh hoạt thích ứng với thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 700 lao động thường xuyên, thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Huyện Lương Sơn: Tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.755 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng của huyện Lương Sơn tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở và kiểm soát thị trường.

Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 40 tỷ đồng

(HBĐT) - Tiếp tục phát triển nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), trong quý I/2022, từ nguồn ngân sách tỉnh cấp và nguồn vận động từ các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh, đến nay, tổng nguồn quỹ đạt 40,046 tỷ đồng. Các cấp Hội tín chấp nguồn ủy thác các ngân hàng cho hội viên, đến nay mức dư nợ đạt trên 3.517,795 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục