(HBĐT) - Hoà Bình có tiềm năng phát triển thủy sản tương đối lớn với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thủy điện. Trong tỉnh còn có một số sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng, bè hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Đặc biệt, với tiềm năng to lớn về mặt nước và sự phong phú, đa dạng của các giống loài thủy sản, hồ thủy điện Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc.


Người dân xóm Nẻ, xã Suối Hoa (Tân Lạc) đầu tư nuôi cá lồng để phát triển kinh tế.

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế để ổn định, nâng cao đời sống người dân sinh sống ven hồ sông Đà, những năm qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi lồng, kết hợp nuôi trồng trên các hồ thủy lợi. Phát triển nuôi cá lồng trên các sông, hồ lớn, nhất là hồ Hòa Bình với các loài đặc sản có chất lượng, giá trị cao, ứng dụng công nghệ nuôi trồng cải tiến; quan tâm nâng cấp các cơ sở sản xuất giống thủy sản. Đồng thời chỉ đạo đơn vị chuyên ngành tăng cường tuyên truyền Luật Thủy sản; các quy định, biện pháp về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; kiểm soát các hoạt động khai thác, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm như: sử dụng xung, kích điện, thuốc nổ, chất độc để khai thác thủy sản. Bảo vệ đa dạng thủy sinh vật, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và cảnh quan môi trường. Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong các lưu vực sông và hồ chứa. Kết hợp giữa bảo vệ nguồn lợi thủy sản với phát triển tổng thể KT-XH.

Theo đó, nuôi trồng thủy sản phát triển khá nhanh theo hướng bền vững, trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới vào các hoạt động nhằm đa dạng sản phẩm, tăng năng suất trên đơn vị diện tích và tăng giá trị thu nhập. Một số loài có giá trị kinh tế cao được đưa vào nuôi trồng như: trắm đen, lăng, tầm, dầm xanh, chiên… Cùng với đó, nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản sông Đà theo chuỗi giá trị được xây dựng thành công và ngày càng phát triển. Trong năm 2022, ngành thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu giữ ổn định diện tích nuôi trồng và phát triển lên 4.900 lồng nuôi cá; sản lượng thủy sản đạt 12 nghìn tấn, trong đó, nuôi trồng 10 nghìn tấn, khai thác 2 nghìn tấn.

Theo đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, để hoàn thành kế hoạch đề ra, đơn vị đã tập trung hướng dẫn các cơ sở nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản khai thác hiệu quả các loại hình mặt nước, duy trì, mở rộng quy mô nuôi. Đồng thời hướng dẫn quy trình, quy phạm kỹ thuật, chăm sóc đàn thủy sản, kịp thời dự báo tình hình dịch bệnh. Tổ chức lồng ghép tuyên truyền về các hoạt động thủy sản gắn liền với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; khai thác đi đôi với quản lý nguồn lợi có sự tham gia của cộng đồng cư dân; bảo vệ các bãi đẻ tự nhiên, bảo tồn và phát triển các đối tượng thủy sản bản địa, thủy đặc sản quý hiếm.

Theo số liệu của Chi cục Thủy sản, 6 tháng đầu năm nay, các cơ sở, hộ sản xuất, ương dưỡng cá giống đã cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống phục vụ sản xuất vụ xuân ước đạt trên 26 triệu con giống các loại. Toàn tỉnh duy trì diện tích nuôi cá ao, hồ nhỏ, cá ruộng, nuôi cá hồ chứa 2.700 ha và 4.750 lồng nuôi cá. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 5.199 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ, gồm các loài như: nheo Mỹ, chiên, lăng, diêu hồng, trắm đen, bỗng, tầm, trắm cỏ, rô phi, chim trắng, trê lai, chép… Hoạt động khai thác diễn ra chủ yếu trên hồ thủy điện sông Đà và các sông, suối lớn, hồ, đập; sản lượng ước đạt 961 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện, tỉnh đặt mục tiêu phát triển nuôi các loài thủy sản có giá trị cao, nuôi tập trung cá lồng trên các hồ chứa lớn phục vụ chế biến và xuất khẩu. Đến năm 2025, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 3 nghìn ha, có 5,5 nghìn lồng nuôi cá, sản lượng thủy sản đạt trên 15.000 tấn. Với nhiệm vụ này, ngành thủy sản chủ trương xây dựng cơ cấu con giống hợp lý, đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản, đưa các giống mới, chất lượng cao, phù hợp điều kiện của địa phương để nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm. Tiếp tục mở rộng vùng nuôi trồng tập trung trên hồ sông Đà đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; chú trọng chứng nhận lồng nuôi đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, truy xuất nguồn gốc, quảng bá và xúc tiến thương mại. Đối với hồ thủy lợi, tập trung nuôi bán thâm canh ở những diện tích phù hợp. Đối tượng nuôi là các loài cá truyền thống; quản lý và khai thác theo phương thức đánh tỉa, thả bù để thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm…

Thu Hiền


Các tin khác


Giá rau xanh tăng mạnh

(HBĐT) - Đợt mưa kéo dài từ ngày 21 - 24/5 tại tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tác động mạnh đến sản lượng và giá bán các mặt hàng rau xanh. Tại thị trường trong tỉnh, khoảng hơn 1 tuần nay, giá rau xanh tăng mạnh, có loại tăng gấp đôi.

Những tấm thẻ bảo hành cho nông sản

(HBĐT) - Chứng nhận sản phẩm an toàn thực phẩm (ATTP), sản phẩm OCOP, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc (TXNG) đối với nông sản được coi là những tấm thẻ chứng minh về nguồn gốc và chất lượng, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ góp phần hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo ATTP như vùng nuôi cá lồng sông Đà, vùng trồng cây ăn quả có múi tại các huyện…

Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 2.143 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, đến hết tháng 5/2022, thu NSNN trên địa bàn ước đạt 2.143 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 1.954 tỷ đồng, bằng 55% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 32% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất nhập khẩu ước đạt 189 tỷ đồng, bằng 60% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.

Hội Cựu chiến binh xã Mỵ Hòa: Lan tỏa phong trào làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Phát huy tinh thần "Xưa thắng giặc ngoại xâm, nay thắng giặc đói nghèo, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đã tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế. Theo rà soát, toàn xã có trên 40 hội viên CCB thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ năm, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm đến 75%. Đời sống hội viên CCB được cải thiện, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Bộ Công Thương thông tin về giá xăng chỉ 13.000 đồng/lít ở Malaysia

Trong ngày 2 và ngày 3/6, một số cơ quan báo chí đăng tải thông tin "Giá chỉ 13.000 đồng/lít, Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam"; trong đó dẫn phát ngôn từ Đại sứ Việt Nam tại Malaysia.

Đoàn công tác của UBND tỉnh làm việc tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 3/6, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lương Sơn về thu ngân sách, phát triển giao thông, công nghiệp, dịch vụ, các dự án trọng điểm và một số nhiệm vụ trọng tâm khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục