(HBĐT) - Với mục tiêu phát triển bền vững KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền, những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành nắm bắt tình hình đời sống, KT-XH trên địa bàn vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trong tỉnh để triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Trong đó, thực hiện nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen đã đạt hiệu quả tích cực, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển trên địa bàn các xã được hưởng lợi.
Từ nguồn vốn đầu tư của Chính phủ Ailen, tuyến đường xóm Sưng, xã Cao Sơn đi xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã được nâng cấp.
Theo đó, trong 4 năm tài khóa (2017 - 2020), nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Ailen được T.Ư phân bổ cho tỉnh là 79,3 tỷ đồng. Ngay sau khi tiếp nhận nguồn vốn được giao, UBND tỉnh đã giao Ban Dân tộc là cơ quan chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đồng thời ban hành các văn bản, hướng dẫn, phân bổ vốn và giao vốn thực hiện dự án cho Ban Dân tộc, UBND các xã làm chủ đầu tư theo đúng tỷ lệ % quy định tại hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc và nhà tài trợ quy định.
Từ tổng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Ailen đã hỗ trợ đầu tư 71 công trình, trong đó có 66 công trình đường giao thông, 4 công trình thủy lợi, 1 công trình trường học trên địa bàn các xã ĐBKK thuộc diện đầu tư chương trình của 6 huyện: Kim Bôi, Đà Bắc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Mai Châu. Việc quản lý đầu tư nguồn vốn viện trợ được thực hiện theo cơ chế đặc thù tại Nghị định số 161/2017/NĐ-CP, có sự tham gia của cộng đồng với việc người dân đóng góp thực hiện dự án trung bình từ 3% tổng nguồn vốn viện trợ.
Với sự phối hợp chặt chẽ, sát sao của các cấp, ngành và đồng tình hưởng ứng của người dân, trong 3 năm tài khóa 2017, 2018, 2019, các dự án được đầu tư xây dựng đều hoàn thành vượt tiến độ theo quy định của nhà tài trợ, kết quả giải ngân đạt 98% nguồn vốn được giao. Từ các dự án đầu tư, đã có trên 10 nghìn hộ dân được hưởng lợi trực tiếp. Các dự án tạo ra hơn 52.700 ngày công lao động cho người dân tại các vùng dự án, giá trị quy đổi ước tính khoảng 14.530 triệu đồng. Ngoài ra, Nhân dân đã hiến đất, tài sản trên đất để thực hiện các công trình với giá trị quy đổi thành tiền khoảng 3.280 triệu đồng. Nhờ đó, nhiều công trình được xây dựng, giúp cải thiện cơ sở vật chất các xã vùng sâu, xa, vùng cao và góp phần cải thiện sinh kế, thu nhập cho người dân. Trong đó phải kể tới việc phát huy hiệu quả rõ nét từ các công trình: đầu tư nâng cấp đường xóm Sưng, xã Cao Sơn đi xóm Phiếu, xã Tiền Phong (Đà Bắc); đường bê tông nội thôn xóm Sào, xã Đa Phúc (Yên Thủy); cứng hóa đường giao thông nông thôn xóm Dăm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi); đường nội xóm Cối Cáo, xã Tự Do (Lạc Sơn); đường ống dẫn nước tưới tiêu xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng (Đà Bắc)... Các công trình đưa vào sử dụng đã góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, hỗ trợ vùng DTTS của tỉnh phát triển.
Về thực hiện dự án "Hỗ trợ các xã ĐBKK thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Năm tài khoá 2020 (thực hiện từ năm 2021), trên địa bàn tỉnh được T.Ư hỗ trợ phân bổ 20.500 triệu đồng và dự kiến huy động nguồn lực Nhân dân đóng góp 660 triệu đồng. Nguồn vốn này đang chuẩn bị đầu tư xây dựng 13 công trình trên địa bàn 13 xã ĐBKK của 4 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, tổng mức đầu tư khoảng 21.160 triệu đồng. Dự án tập trung đầu tư lĩnh vực giao thông khoảng 42,5 km để phục vụ đi lại, phát triển sản xuất và vận chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân cũng như góp phần đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới cho các xóm, xã vùng ĐBKK. Dự kiến xây dựng 13 công trình sẽ hoàn thành trong tháng 12/2022 theo đúng tiến độ dự án quy định.
Thu Hiền
(HBĐT) - Đến hết năm 2021, huyện Lương Sơn có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, từ đầu năm đến nay, huyện Lương Sơn tích cực triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Thông qua chương trình góp phần tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Sáng 19/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Axel van Trotsenburg, Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB).
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) tỉnh thực hiện cho 6 HTX vay, tổng số tiền là 1.550 triệu đồng, gồm các HTX: HTX dịch vụ nông lâm Mai Châu (Mai Châu) vay 250 triệu đồng; HTX dịch vụ nông nghiệp Mường Động (Kim Bôi) 300 triệu đồng; HTX Đình Lâm (TP Hòa Bình) 200 triệu đồng; HTX nông nghiệp tổng hợp Vũ Lâm (Lạc Sơn) 300 triệu đồng; HTX nông nghiệp hữu cơ Thành An (Lương Sơn) 200 triệu đồng; HTX nông nghiệp và dịch vụ Chiến Hùng (TP Hòa Bình) 300 triệu đồng.
(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ rửa sứ, vệ sinh lưới điện mà không cần cắt điện (rửa sứ hotline). Với công nghệ mới này đã giúp giảm thời gian cắt điện của khách hàng, đây cũng là giải pháp hiệu quả để PC Hòa Bình nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
(HBĐT) - Những năm qua, nuôi trồng thủy sản hồ chứa trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm phát triển, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Lồng nuôi và sản lượng nuôi tăng nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản của tỉnh tăng không đáng kể. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua tư thương và bán lẻ. Mặc dù đã có nhiều cơ sở lớn có chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhưng chỉ tiêu thụ sản phẩm của cơ sở đó mà chưa bao tiêu được sản phẩm của các hộ nuôi nhỏ lẻ. Do vậy, sản lượng và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, thiếu tính liên kết giữa sản xuất bền vững, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.
(HBĐT) - Nhờ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của hội viên nông dân (HVND) trên địa bàn huyện Lương Sơn ngày càng được nâng lên rõ rệt.