(HBĐT) - Những năm qua, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, giá trị ngành chăn nuôi ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, chăn nuôi vẫn còn thiếu liên kết, dịch bệnh còn xảy ra, việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao chưa nhiều là những rào cản khiến chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.


Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã thay đổi tập quán chăn nuôi từ thả rông chuyển sang nuôi nhốt vỗ béo, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh chụp tại xóm Tràng, xã Tú Lý (Đà Bắc). 

Là tỉnh miền núi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi nên từ lâu, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã trở thành một trong những nghề đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở các địa phương. Để phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, trong đó nổi bật là Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 25/7/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm triển khai thực hiện; các mục tiêu, nhiệm vụ chính cơ bản đạt và vượt so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Qua đó đem lại nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức của Nhân dân và nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Đồng chí Nguyễn Phương Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY) tỉnh cho biết: Trong 5 năm thực hiện nghị quyết, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi đạt bình quân 6,7%, đạt mục tiêu nghị quyết đề ra. Năm 2017, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh đạt 1.561 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,4% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2021 tăng lên 3.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 30% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Công tác đảm bảo an toàn dịch bệnh được ngành chức năng, các địa phương và người chăn nuôi ngày càng quan tâm. Các vật nuôi được coi là thế mạnh của tỉnh tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng. 

Theo đó, tổng đàn trâu được duy trì phát triển ổn định, năng suất, chất lượng được nâng lên, giống trâu được cải tạo nâng cao tầm vóc. Đã có một số chương trình, dự án phát triển đàn trâu ở một số địa phương, qua đó rút ngắn được chu kỳ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt, với việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, người dân cơ bản chuyển mục đích chăn nuôi trâu lấy sức kéo sang nuôi thâm canh, vỗ béo lấy thịt. Đàn bò cũng được quan tâm cải tạo thông qua việc triển khai một số mô hình sử dụng các loại giống bò đực lai Sind và lai Zebu để cho phối giống trực tiếp; bước đầu sử dụng tinh cọng rạ các giống bò Brahman, BBB, Red Sindhi, HF để thụ tinh nhân tạo. Tổng đàn bò, dê trong trang trại tăng lên, một số doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi tập trung và liên kết trồng cây thức ăn cho gia súc.
Bên cạnh đó, tổng đàn lợn, gia cầm trong các trang trại cũng tăng lên, từ đó hình thành các vùng chăn nuôi tập trung giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phù hợp với quy hoạch chăn nuôi và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Theo đồng chí Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY tỉnh, một kết quả quan trọng nữa là sự thay đổi trong nhận thức của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã cơ bản xóa bỏ được tập quán chăn nuôi dưới gầm nhà sàn, chăn nuôi thả rông gia súc trong rừng. Không chỉ tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, việc trồng cỏ ngày càng được người chăn nuôi chú trọng hơn.  

Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Phương Thủy cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của ngành chăn nuôi hiện nay. Đó là quy mô sản xuất chăn nuôi còn nhỏ lẻ, sản xuất theo chuỗi liên kết mới hình thành; năng lực ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao chưa nhiều. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn tồn tại và có nguy cơ bùng phát. Cùng với đó là thị trường tiêu thụ không ổn định, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi tại một số địa phương còn chậm, chưa đồng bộ. Chính quyền cơ sở một số địa phương và người chăn nuôi chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. 

Viết Đào

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục