(HBĐT) - Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3043/QĐ-UBND, ngày 21/12/2021 về phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về tầm quan trọng và việc triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh.



Vừa qua, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt người có uy tín tiêu biểu. Họ sẽ là những người tích cực ở cơ sở tuyên truyền đến người dân về Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN.


P.V: Thưa đồng chí, tỉnh có ĐBDTTS chiếm đa số. Vậy xin đồng chí đánh giá về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh?

Đồng chí Đinh Thị Thảo: Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh trên toàn quốc có tỷ lệ ĐBDTTS cao, chiếm 74,43% dân số, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 64%. Do đặc điểm tỉnh có 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng ĐBDTTS&MN theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, vì vậy, việc phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.

Trong giai đoạn vừa qua, KT-XH vùng ĐBDTTS&MN của tỉnh có bước phát triển mạnh và đạt được những thành tựu, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng KT-XH còn bất cập, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển còn yếu, thiếu đồng bộ. Kinh tế vùng nông thôn miền núi chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng chưa mang tính hàng hóa. Đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo cao. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, đội ngũ cán bộ có những bất cập. Trong tỉnh còn một số hạn chế về bình đẳng giới; vẫn tồn tại hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị…

Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 được phê duyệt, triển khai thực hiện chính là sự cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về chính sách dân tộc; vừa là giải pháp để phát triển KT-XH, vừa là tích hợp thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đáp ứng mong đợi của ĐBDTTS cả nước, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Là chương trình có tổng vốn từ NSNN lớn nhất; có nhiều dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần nhất; thời gian thực hiện dài nhất; là chương trình được kỳ vọng nhiều nhất và quan tâm tới lĩnh vực bình đẳng giới nhất. Đối với tỉnh Hòa Bình, chương trình có ý nghĩa hết sức quan trọng do đặc điểm ĐBDTTS&MN sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, xuất phát điểm rất thấp; đây là vùng "lõi nghèo” của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của thiên tai, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét diễn ra nghiêm trọng, khó lường; giao thông khó khăn; chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH chung của cả tỉnh. Đặc biệt, hiện nay Hòa Bình vẫn là tỉnh nghèo, chưa tự cân đối được ngân sách thì nguồn lực hỗ trợ của T.Ư cho tỉnh thực hiện đầu tư, hỗ trợ đối với vùng ĐBDTTS&MN thông qua chương trình có vai trò hết sức quan trọng.

Do vậy, việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh là tiền đề cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2030.

P.V: Để triển khai thực hiện chương trình có trọng tâm, trọng điểm, thực sự là đòn bẩy giúp vùng dân tộc và miền núi phát triển bền vững, vấn đề đặt ra đối với tỉnh là gì thưa đồng chí?

Đồng chí Đinh Thị Thảo: Đứng trước yêu cầu phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN của tỉnh trong giai đoạn tới và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng ĐBDTTS đang đặt ra những thách thức rất lớn trong việc thực hiện các chính sách dân tộc đối với cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh. Đặc biệt, để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cở sở. Trong đó tập trung vào một số vấn đề: Đầu tư phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN là đầu tư cho phát triển bền vững gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là ĐBDTTS; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới; nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là cán bộ, công chức, viên chức DTTS, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội nhằm đạt được mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất để cải thiện điều kiện sinh kế và điều kiện sống cho ĐBDTTS; tập trung đầu tư cho các xã có điều kiện thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, các xã, thôn, xóm khó khăn nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, DTTS khó khăn nhất để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 của chương trình và các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh.

Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ, sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của ĐBDTTS. Ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân.

Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc gắn với củng cố QP-AN.

Hài hòa các cơ chế, quy trình áp dụng thống nhất trong các dự án, tiểu dự án của chương trình; ưu tiên lựa chọn các nội dung đầu tư có định mức cao hơn để tổ chức thực hiện đối với các đối tượng thụ hưởng; đảm bảo nguyên tắc không trùng lắp giữa các hoạt động, nội dung đầu tư của các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình đối với cùng một địa bàn, cùng một đối tượng thụ hưởng.

Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện chương trình ở các cấp, các ngành. Đa dạng hóa nguồn lực, trong đó NSNN là quan trọng và có ý nghĩa quyết định, ưu tiên vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để hỗ trợ tối đa cho vùng ĐBDTTS. Quan tâm huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

             

Hoàng Nga (TH)

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục