(HBĐT) - Với sự nỗ lực của các cấp, ngành và chủ thể, đến nay, toàn tỉnh có 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, gồm: 22 sản phẩm 4 sao, 78 sản phẩm 3 sao. Chương trình OCOP góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Do vậy, tỉnh đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm OCOP.

Hợp tác xã chăn nuôi lợn đen Mường Pa, xã Bao La (Mai Châu)thực hiện liên kết với 147 hộ vệ tinh để mở rộng quy mô sản xuất. 

Sau gần 4 năm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, sản phẩm cam quà tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong (Cao Phong) luôn khẳng định là thương hiệu chất lượng, uy tín trên thị trường. Cam quà tặng cao cấp trở thành món quà ý nghĩa mang nhiều thông điệp tới người tiêu dùng. Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực không ngừng của các thành viên HTX nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX chia sẻ: Năm 2019, sản phẩm cam quà tặng cao cấp của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, năm 2020 được nâng hạng lên 4 sao. Mặc dù đã được nâng sao, song HTX vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc chấp hành nghiêm quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, 100% diện tích của HTX được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, HTX đầu tư dây chuyền sơ chế sau thu hoạch với hệ thống máy móc trị giá 600 triệu đồng; thiết kế bao bì, nhãn mác đóng gói và thư cảm ơn khách hàng đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm cam quà tặng cao cấp.

Để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP, thời gian qua, Sở NN&PTNT đã phối hợp các cấp, ngành, địa phương tập trung định hướng cho chủ thể OCOP nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật. Tập trung triển khai các chính sách khoa học, công nghệ đối với sản phẩm OCOP theo hướng nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý nhãn hiệu sản phẩm OCOP. Chú trọng truy xuất nguồn gốc, cấp mã vùng trồng, đảm bảo quy chuẩn chất lượng để nâng cao giá trị. Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm bằng nhiều hình thức như: Tham gia hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP, xây dựng cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại TP Hòa Bình và các huyện.

Bên cạnh đó, các địa phương và HTX đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân từ nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao; từ kinh tế hộ đơn lẻ sang mô hình HTX liên kết theo chuỗi giá trị ngành hàng.

Để mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa, đảm bảo nguồn hàng cung cấp ra thị trường, HTX chăn nuôi lợn đen Mường Pa, xã Bao La (Mai Châu) thực hiện liên kết với 147 hộ vệ tinh. Ông Hà Thế Nhiên, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT HTX chia sẻ: Sản phẩm lợn đen Mường Pa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, để đảm bảo chất lượng và nguồn hàng cung cấp cho thị trường, HTX thực hiện liên kết với các hộ vệ tinh tại các xã: Bao La, Cun Pheo, Xăm Khòe (Mai Châu). Các hộ vệ tinh phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của HTX về con giống, quy trình chăm sóc. HTX đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho các hộ vệ tinh. Trung bình mỗi năm, HTX cùng các hộ vệ tinh cung cấp ra thị trường trên 50 tấn lợn thương phẩm. Sản phẩm lợn đen Mường Pa ký hợp đồng tiêu thụ tại cửa hàng thực phẩm sạch tại TP Hòa Bình và Hà Nội, thịt lợn được hút chân không bán với giá 150.000 đồng/kg. Thu nhập bình quân hộ thành viên chính thức đạt khoảng 30 triệu đồng/tháng, của hộ vệ tinh đạt 15 triệu đồng/tháng.

Với quyết tâm nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục phát huy lợi thế của từng địa phương để phát triển sản phẩm OCOP. Thời gian tới, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh sẽ thành lập đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về đảm bảo chất lượng sản phẩm OCOP.

Thu Thủy


Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục