(HBĐT) - Năm 2010, 60 hộ dân thuộc 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn cũ (Mai Châu) được Nhà nước hỗ trợ di dời về xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn). Thời điểm bấy giờ, xóm Mai Sơn được thành lập mới với tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 85%. Với các nguồn lực hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Song đến nay, người dân xóm Mai Sơn vẫn còn nhiều khó khăn và mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn sự quan tâm của chính quyền các cấp.


Công trình nước sạch bị hư hỏng, các hộ gia đình ở xóm Mai Sơn phải tự bỏ kinh phí để khoan giếng, đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

Sải bước trên con đường bê tông tại xóm Mai Sơn những ngày cuối năm, trò chuyện với ông Lý Văn Dương, hộ người Dao được chuyển từ xã Tân Mai cũ (Mai Châu) năm 2010, ông Dương cho biết: "Ngay sau khi được Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ di dân về xóm Mai Sơn để đảm bảo an toàn trước tình trạng sạt lở tại vùng lòng hồ sông Đà, gia đình tôi và các hộ trong xóm đã nhanh chóng ổn định tâm lý, bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Với diện tích đất khoán 5.000m2, gia đình tôi tập trung trồng trọt kết hợp với chăn nuôi. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tôi chú trọng học hỏi, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất”.

Xóm Mai Sơn hiện có 52 hộ với trên 200 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 40%. Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm, hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống hạ tầng điện, đường, trường, trạm. 100% hộ được sử dụng điện lưới. Hàng năm, trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình THPT ngày càng cao. Công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được quan tâm, phong tục tập quán lạc hậu đã được xóa bỏ, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn được giữ vững và ổn định.

Tuy nhiên, xóm Mai Sơn vẫn còn đó những khó khăn, đời sống Nhân dân chưa đạt mức bình quân chung của toàn xã. Theo thống kê, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của xã Yên Nghiệp đạt 50 triệu đồng, trong khi đó tại xóm Mai Sơn chỉ đạt khoảng 40 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo gần 30%. Một trong những trăn trở lớn nhất đối với người dân trong xóm là thiếu nước sinh hoạt. Theo rà soát, toàn xóm hiện có trên 50% hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Nguyên nhân do công trình nước sạch Nhà nước hỗ trợ đầu tư năm 2014 đã hư hỏng, hoạt động không hiệu quả. Địa hình đa phần là đồi núi nên việc khoan giếng gặp nhiều khó khăn. Để có nước sinh hoạt, một số hộ phải dẫn nước tại các khe núi về sử dụng hoặc quyên góp tiền khoan giếng, dẫn nước về bể chứa các tại các hộ.

Anh Bùi Văn Tân, người dân trong xóm chia sẻ: "Thiếu nước sinh hoạt kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của gia đình cũng như các hộ dân trong xóm. Do địa hình đa phần là đồi núi nên không thể khoan giếng, gia đình tôi phải kéo nước sinh hoạt cách nhà hơn 100m về sử dụng. Kinh phí đầu tư mua đường ống dẫn hơn 3 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn là hư hỏng bởi trâu, bò giẫm đạp nên nguồn nước chập chờn, không ổn định”.

Bên cạnh việc thiếu nước sinh hoạt, Nhân dân xóm Mai Sơn cũng phải đối mặt với thực trạng hơn 40 ha đất sản xuất bị ngập úng vào mùa mưa do nước hồ Me dâng cao. Nông sản bị hư hỏng, thiệt hại lớn đến kinh tế các hộ gia đình. Ngoài ra, nhà văn hóa xóm được xây dựng từ năm 2010 hiện đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo tổ chức hoạt động cộng đồng tại KDC.

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp cho biết: "Thời gian tới, xã tiếp tục quan tâm bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp các công trình thiết yếu tại xóm Mai Sơn. Xã đã kiến nghị với Phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn xem xét, hỗ trợ nguồn kinh phí để dẫn nước sạch từ xóm Lục về bể chứa, đảm bảo cung cấp nguồn nước cho các hộ dân ở xóm Mai Sơn; đầu tư công trình rãnh thoát nước để tránh tình trạng ngập úng diện tích đất sản xuất do nước hồ Me dâng cao. Tiếp tục làm tốt công tác thu hút đầu tư vào địa bàn nhằm giải quyết việc làm cho nguồn lao động địa phương. Qua đó giúp người dân xóm Mai Sơn nâng cao thu nhập, có mức sống bằng với các xóm trên địa bàn.

Đức Anh


Các tin khác


Hòa Bình là một trong 5 tỉnh, thành phố cung cấp dịch vụ công trực tuyến tốt nhất

(HBĐT) - Ngày 28/12, Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình tôn vinh bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) năm 2022. Tham gia chương trình, về phía tỉnh Hòa Bình có lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông.

Đồng loạt khởi công 12 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Ngày 1/1/2023, đồng loạt 12 gói thầu tại 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 sẽ chính thức được khởi công.

Hội Nông dân tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2023

(HBĐT) - Ngày 28/12, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội nghị BCH lần thứ 12 (khoá X) tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022; kết quả thực hiện Đề án 61; thực hiện Quyết định 81; Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 123, ngày 23/2/2011 của BCH T.Ư HND Việt Nam khoá V; kết quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân và triển khai các nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 81 tỉnh dự hội nghị.

Cải cách hành chính để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp

(HBĐT) - Năm 2022 là năm tiếp tục triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2021 - 2025. Công tác CCHC trên địa bàn tỉnh được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, then chốt trong việc đẩy mạnh phát triển KT-XH của tỉnh.

Năm 2022, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 3,87 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Sáng 28/12, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2023. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục