(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) có những kết quả khả quan; đã có nhiều chuỗi sản phẩm nông nghiệp gắn kết với thị trường; diện mạo nông thôn, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt.


Huyện Cao Phong thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ cây có múi. Trong ảnh: Lễ hội cam lần thứ  VII và hội chợ thương mại Cao Phong thu hút đông đảo người dân đến thăm quan, mua bán.

Trở lại Hiền Lương, xã vùng hồ huyện vùng cao Đà Bắc những ngày đầu năm cảm nhận sự đổi thay trong diện mạo nông thôn, đời sống Nhân dân địa phương. Con đường từ thị trấn Đà Bắc đến trung tâm xã nối với xã Vầy Nưa, Tiền Phong tiếp tục được khởi động. Nhà cửa dân cư, các công trình công cộng, nhà văn hoá, trường học, trạm y tế, đường giao thông đến các chòm xóm ven hồ được xây dựng khang trang, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ… Đời sống người dân cải thiện mạnh khi được sự hỗ trợ của Nhà nước, các nguồn lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng mặt hồ thuỷ điện để phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với du lịch cộng đồng.

Đồng chí Nguyễn Đăng Giáp, Bí thư Đảng uỷ xã Hiền Lương cho biết: Năm 2019, xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, hiện xã tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí. Thực hiện các nghị quyết, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn, xã đã tìm được hướng phát triển, liên kết nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch cộng đồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở mang ngành nghề phụ; bước đầu khai thác tốt lợi thế của vùng hồ là phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch cộng đồng tại xóm Ké. Từ một xã xuất phát điểm thấp, đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 42 triệu đồng/năm, hộ nghèo còn 12%.

Không chỉ xã Hiền Lương, nhiều địa phương trong tỉnh có những kết quả tích cực. Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Những năm qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh và Đề án số 03 của Tỉnh uỷ, qua đó đạt được kết quả khả quan. Lĩnh vực, sản phẩm nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản năm 2022 ước đạt 4,57%, tăng 1,56% kế hoạch giao; giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt 12,483 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Bình quân tiêu chí NTM toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95,5%. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định trên 51,5%.

Năm 2022, Sở NN&PTNT cùng các địa phương, các ngành chủ động thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch hành động cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, các chương trình mục tiêu phát triển ngành; tham mưu ban hành, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất. Do đó, các chỉ tiêu phát triển ngành năm 2022 đều đạt và vượt so với cùng kỳ và kế hoạch đề ra; giá trị sản xuất toàn ngành tăng khá. Mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm được triển khai đến các huyện, thành phố; tiêu thụ sản phẩm có chuyển biến rõ rệt, một số sản phẩm chủ lực (mía, nhãn, chuối, sản phẩm cây có múi) đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính (Nhật Bản, Hàn Quốc, EU). Tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao, nổi tiếng, như vùng sản xuất cam ở các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; bưởi đỏ Tân Lạc; bưởi Diễn Yên Thủy, Lương Sơn. Giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp nông dân làm giàu.

Các mô hình liên kết tiếp tục được xây dựng có hiệu quả như: Mô hình liên kết trong sản xuất cây gai xanh AP của Công ty CP Tập đoàn An Phước để làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp dệt may tại các huyện: Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu, quy mô diện tích đạt trên 300 ha, thu nhập trên 150 triệu đồng/ha; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng khả năng ra hoa, đậu quả trên cây bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc, thu nhập trên 350 triệu đồng/ha; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu mía ăn tươi cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu bưởi đỏ ở Tân Lạc, bưởi Diễn ở Yên Thủy... thu nhập trên 350 triệu đồng/ha... 

Xây dựng NTM đi vào chất lượng, đến nay, toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn NTM (năm 2022 có thêm 8 xã), chiếm 56,58%; 21 xã NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 60 khu dân cư kiểu mẫu, 174 vườn mẫu. Toàn tỉnh có 123 sản phẩm OCOP (99 sản phẩm 3 sao, 24 sản phẩm 4 sao)...

Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện Đề án số 03, kế hoạch phát triển giai đoạn 2023 - 2025, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn kết chặt chẽ với chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm tiềm năng, lợi thế phục vụ công nghệ chế biến, xuất khẩu; nâng cao năng lực sơ chế, bảo quản sản phẩm; năng lực chế biến sâu, chế biến tinh nông sản chủ lực; phát triển đa dạng hình thức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chủ lực; coi trọng thị trường vùng Thủ đô; quan tâm phát triển các thị trường lớn trong nước và xuất khẩu; phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn giá trị gia tăng cao, trên cơ sở thực hiện cơ cấu lại ngành gắn với xây dựng NTM nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân và bộ mặt nông thôn. 

 Lê Chung

Các tin khác


 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục