(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Kim Bôi chú trọng ứng dụng máy móc và thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Cơ giới hóa trở thành "chìa khóa" để nâng cao giá trị sản xuất, giúp hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động thời vụ tại khu vực nông thôn.



Nông dân xóm Cháo, xã Kim Bôi (Kim Bôi) sử dụng máy bừa trong khâu làm đất cấy lúa. 

Trong lĩnh vực trồng trọt, mức độ áp dụng cơ giới hóa mới tập trung trong khâu làm đất, đạt trên 99% đối với cây hàng năm, trong khâu thu hoạch khoảng 6,5% diện tích gieo trồng (chủ yếu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp). Cơ giới hóa trong sản xuất cây ăn quả được quan tâm tại một số xã như: Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Kim Lập, Sào Báy, Xuân Thủy, Mỵ Hòa đối với cây ăn quả có múi, nhãn, thanh long với việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, góp phần giảm công lao động trong sản xuất.

Huyện xác định cây lúa là cây trồng nằm trong danh mục sản phẩm chủ lực quốc gia của huyện. Do đó, huyện giữ ổn định diện tích canh tác khoảng 3.000 ha, diện tích gieo trồng lúa 2 vụ/năm đạt 5.500 ha/năm. Năm 2022, sản lượng lúa đạt 31,2 nghìn tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện và một phần cung cấp cho thị trường bên ngoài. Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở khâu làm đất đạt 99,5%, khâu chăm sóc (tưới nước, phun thuốc) đạt khoảng 92%; khâu thu hoạch đạt khoảng 25%. Năm 2022, bằng nguồn vốn hỗ trợ đất trồng lúa theo Nghị định số 62/NĐ-CP của Chính phủ, huyện đã hỗ trợ áp dụng công nghệ 4.0 sử dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa với tổng diện tích trên 500 ha; hỗ trợ trên 23 tấn phân bón hữu cơ khoáng cho dân; hỗ trợ trên 40 ha sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ cải tạo đất trồng lúa.

Ông Bùi Trọng Đạt, xóm Gò Khánh, xã Kim Bôi chia sẻ: Từ năm 2018, gia đình tôi cùng 2 hộ dân trong xóm góp tiền mua máy cày để phục vụ làm đất cấy lúa. Trước đây, trên diện tích 2.500 m2, nếu không sử dụng máy cày cần 2 người cuốc đất trong khoảng 5 - 6 ngày, trong khi sử dụng máy cày chỉ cần 1 người làm trong 2 ngày. Sử dụng máy cày không chỉ giảm ngày công lao động mà còn giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất, đảm bảo đúng khung thời vụ.

Cùng với trồng trọt, trong chăn nuôi một số trang trại đã sử dụng hệ thống bán tự động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa trong vệ sinh và làm mát chuồng trại, cung cấp thức ăn, nước uống cho vật nuôi, xử lý chất thải, điều tiết nhiệt độ. Theo thống kê, đến nay, toàn huyện có 8 trang trại chăn nuôi lợn tại các xã: Nam Thượng, Kim Lập, Kim Bôi, Cuối Hạ, Vĩnh Tiến, Hùng Sơn và thị trấn Bo, quy mô từ 500 - 4.000 con áp dụng hiệu quả các công nghệ hiện đại trong chăn nuôi.

Việc sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp được thực hiện có hiệu quả. Với việc tận dụng các nguồn phế phụ phẩm trồng trọt như rơm rạ, thân cây ngô và các loại cây màu khác để ủ cùng với các chế phẩm sinh học tạo thành phân bón cho cây trồng chiếm khoảng 10%, khoảng 10% được sử dụng làm chất đốt, khoảng 15% được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, còn lại trên 65% không tái sử dụng. Trong chăn nuôi, các cơ sở sản xuất, hộ chăn nuôi tận dụng nguồn phân bón của gia súc để phục vụ cho việc sử dụng công trình khí sinh học như bể biogas, đã có trên 1.500 bể được xây dựng trên địa bàn huyện; một số trang trại, hợp tác xã sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Đồng chí Đinh Tất Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Máy móc hiện đại không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian mà còn giúp nông dân chủ động, sáng tạo, thay đổi tư duy sản xuất. Song, hiện nay trên địa bàn huyện chưa có cơ sở chế biến các mặt hàng nông sản. Sản phẩm chủ yếu bán dưới dạng ăn tươi, một số sản phẩm như rau các loại được sơ chế, phân loại trước khi cung cấp ra thị trường. Việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cũng chưa được đầu tư (hiện có 1 kho lạnh bảo quản hoa ly tại xã Bình Sơn). Để tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, các địa phương cần thực hiện dồn điền, đổi thửa, tập trung đất đai tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Chú trọng cơ giới hóa trong khâu chế biến nông sản; có cơ chế, chính sách hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất.

Thu Thủy

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục