(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 208/QĐ-UBND, ngày 13/2/2023 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.


 

Những năm gần đây, tỉnh đã huy động các nguồn lực đầu tư phát triển đô thị TP Hòa Bình theo hướng hiện đại, có kiến trúc đô thị tiên tiến.

Theo đó, quan điểm của tỉnh là: Phát triển đô thị phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030; Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; khả năng huy động nguồn lực thực tế của tỉnh.

Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh, hiệu quả, có chất lượng cao và bền vững hơn. Phát triển hệ thống đô thị tỉnh Hòa Bình theo mô hình mạng lưới liên kết, xanh và bền vững, tỷ lệ đô thị hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII giai đoạn 2020 - 2025 đến năm 2025 đạt 38%; đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hoá là 43,18%; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; thích ứng với biến đổi khí hậu; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị của cả nước.

Phát huy vai trò vị trí địa chiến lược của tỉnh Hòa Bình trong tổng thể phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội, mục tiêu hướng tới là một vùng đô thị có vị thế kinh tế - văn hóa quan trọng của cả nước. Đáp ứng nhiệm vụ ổn định chính trị - xã hội, tăng cường QP-AN, phù hợp với đặc điểm của tỉnh Hòa Bình… Huy động cao nhất các nguồn nội lực kết hợp các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiểm soát chất lượng môi trường đô thị. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo, xây dựng mới đô thị xanh và đô thị sinh thái, tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu tại các đô thị…

Mục tiêu là cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống đô thị theo quy hoạch tỉnh và các quy hoạch ngành đã được phê duyệt, phù hợp với chương trình PTĐT quốc gia, từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phát triển và các chỉ tiêu phát triển đô thị. Xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị trên toàn tỉnh, nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh phù hợp với bản sắc văn hóa của mỗi đô thị. Làm cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị; thành lập các phường, thị trấn trong tương lai.

Tỉnh đề ra chỉ tiêu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 39% - 46,16%. Đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 43,19% - 50,57%. Giai đoạn đến năm 2025, hệ thống đô thị trên địa bàn có 13 đô thị. Giai đoạn đến năm 2030, hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh có 16 đô thị.

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 khoảng 138.072,663 tỷ đồng, trong đó: Vốn đầu tư hạ tầng khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật kết nối hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh khoảng 83.826,862 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển các đô thị hiện hữu và khu vực dự kiến hình thành đô thị mới khoảng 54.245,801 tỷ đồng… 


P.V (TH)

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục