(HBĐT) - Ngày 2/3, UBND tỉnh tổ chức làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp (DN) Việt Nam tại Nhật Bản (VJPA). Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.


Đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản tặng quà lưu niệm cho đại diện lãnh đạo UBND tỉnh.

Hiện, trên địa bàn tỉnh các DN Nhật Bản đầu tư vào 3 khu vực gồm: Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà, Khu công nghiệp Lương Sơn và ngoài khu, cụm công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 343,3 triệu USD.

Hiệp hội DN Việt Nam tại Nhật Bản thành lập và đi vào hoạt động được 11 năm, với 4 định hướng: Định hướng tương lai nghề nghiệp cho thế hệ trẻ tại Nhật Bản; tập trung nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đến Nhật Bản; tập trung cho hàng hóa chính ngạch của Việt Nam đến Nhật Bản; tập trung kết nối DN của 2 nước, nhất là DN vừa và nhỏ.

Thăm và làm việc tại tỉnh, Hiệp hội DN Việt Nam tại Nhật Bản bày tỏ mong muốn được tỉnh Hòa Bình và các sở, ngành, đơn vị liên quan tạo điều kiện, phối hợp để kết nối, tìm kiếm nhân lực và đào tạo lao động tiếng Nhật; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc trưng, có chất lượng cao tại Nhật Bản...

Bên cạnh đó, các đại biểu đã trao đổi về những điều kiện, tiềm năng, lợi thế phát triển và cả khó khăn, thách thức đối với các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư, giới thiệu, đào tạo nhân lực, kết nối DN, tiêu thụ sản phẩm nông sản... trên địa bàn tỉnh cũng như tại Nhật Bản.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những chia sẻ, ý kiến của Hiệp hội DN Việt Nam tại Nhật Bản. Đồng chí nhấn mạnh: Việc các DN tại Nhật Bản về tỉnh để tìm hiểu, thu hút đầu tư sang Nhật Bản và ngược lại là hoạt động hết sức ý nghĩa của Hiệp hội trong thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam- Nhật Bản. Hòa Bình mong muốn các sản phẩm hàng hóa cũng như công dân của tỉnh có mặt, được tham gia vào hoạt động KT-XH tại Nhật Bản nhiều hơn nữa. Hiệp hội DN Việt Nam tại Nhật Bản sẽ là cầu nối chính thức để tỉnh có thể vào Nhật Bản trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - chính trị - ngoại giao. UBND tỉnh giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh là đầu mối của tỉnh trong thời gian tới sẽ kết nối với các sở, ban, ngành, các hiệp hội, ngành nghề trong tỉnh và có bước đi cụ thể để thực hiện hiệu quả các hoạt động hợp tác, phối hợp với Hiệp hội DN Việt Nam tại Nhật Bản.


T.H

Các tin khác


Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Dẫn đầu đơn vị có nhiều cải cách thực hiện chỉ số năng lực cạnh tranh

(HBĐT) - Năm 2022, Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) các sở, ngành với 80,04 điểm. Điều đáng nói, so với kết quả năm 2021, BQL các KCN tỉnh tăng hơn 20 bậc trên bảng xếp hạng và dẫn đầu "top" những đơn vị có nhiều cải cách.

Huyện Đà Bắc:Nhiều khó khăn trong liên kết sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc đang hướng tới sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết. Tuy nhiên, việc này không dễ khi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẻ.

Tháng 2, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 23,35%

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 2/2023 ước tăng 23,35% so với tháng trước, tăng 39,07% so với tháng 2/2022.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Những khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS) nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những tác động dây chuyền, ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Bắt kịp xu hướng nông nghiệp hữu cơ Bài 2: Con đường còn lắm gian nan

Theo Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc bảo đảm hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Tại Việt Nam, bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041 về nông nghiệp hữu cơ cũng nêu rõ, đó là hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Tuy nhiên, để áp dụng và triển khai đầy đủ các nguyên tắc, yêu cầu này còn rất gian nan đối với nền nông nghiệp Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ cơ giới hóa nông nghiệp

Trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc đưa máy móc vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, qua đó đã góp phần giảm sức lao động, tiết giảm chi phí đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời giải quyết được vấn đề bỏ hoang ruộng đất do thiếu hụt nhân lực làm nông nghiệp hiện nay, thúc đẩy liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục