(HBĐT) - Huyện Kim Bôi hiện đang tổ chức lập 32 đồ án quy hoạch (ĐAQH), gồm: ĐAQH xây dựng vùng huyện Kim Bôi đến năm 2040; 1 ĐAQH chung đô thị Bo đến năm 2045; 29 ĐAQH phân khu; 1 ĐAQH chi tiết. UBND huyện cũng đã phê duyệt 14 ĐAQH chung xây dựng xã đến năm 2030.
Quy hoạch chung đô thị Bo tầm nhìn đến năm 2045 sẽ góp phần thu hút đầu tư vào huyện Kim Bôi.
Theo báo cáo của UBND huyện, ĐAQH xây dựng vùng huyện Kim Bôi đến năm 2040 do UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tại Quyết định số 1023/QĐ-UBND, ngày 27/5/2022 với phạm vi bao gồm toàn bộ diện tích huyện 55.128 ha. Đồ án do Công ty CP Tập đoàn hạ tầng Corporation tài trợ kinh phí lập quy hoạch; đầu tháng 5, UBND huyện đã trình Sở Xây dựng thẩm định đồ án. ĐAQH chung đô thị Bo và vùng phụ cận đến năm 2035 được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tại Quyết định 1063/ QĐ-UBND, ngày 25/5/2022. Tuy nhiên, tháng 5/2023, UBND tỉnh có công văn đồng ý cho UBND huyện Kim Bôi lập quy hoạch chung đô thị Bo đến năm 2045. Hiện nay, UBND huyện đang triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch.
Được xác định là 2 đồ án quan trọng, có ý nghĩa lớn trong phát triển KT-XH của địa phương, ĐAQH xây dựng vùng huyện Kim Bôi đến năm 2040, ĐAQH chung đô thị Bo đến năm 2045 được UBND huyện Kim Bôi và đơn vị tài trợ quy hoạch triển khai trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch của các ngành, từng bước điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, xu hướng phát triển. Theo lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi, điểm cốt lõi của các quy hoạch chung là nhằm làm nổi bật vị trí Kim Bôi thuộc tiểu vùng 2 nằm tại phía Đông và Nam của tỉnh theo định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là tiểu vùng phát triển công nghiệp - du lịch - thương mại - nông - lâm nghiệp của tỉnh, kết nối thuận tiện với hành lang kinh tế quốc gia quan trọng như: đường Hồ Chí Minh, QL21, QL12B và tiếp giáp với Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình. Ngoài ra, huyện Kim Bôi nằm trên hành lang kinh tế chủ đạo Lương Sơn - Kim Bôi - Lạc Thủy (dải hành lang tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội).
Song song với triển khai xây dựng các ĐAQH chung nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư, huyện đang khẩn trương thực hiện các ĐAQH phân khu. Huyện đã và đang triển khai 29 ĐAQH phân khu với diện tích khoảng 6.399 ha, trong đó có 8 ĐAQH phân khu đang lập nhiệm vụ quy hoạch; 7 đồ án phân khu đang thẩm định nhiệm vụ quy hoạch; 10 đồ án đã được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ, đang triển khai lập đồ án; 4 đồ án chưa triển khai lập quy hoạch theo chủ trương của UBND tỉnh.
Cụ thể, 10 đồ án đã được phê duyệt nhiệm vụ gồm: quy hoạch phân khu (QHPK) xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Vĩnh Tiến, diện tích 226 ha; QHPK xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Bình Sơn, diện tích 340 ha; QHPK xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Bình Sơn, xã Hùng Sơn, tổng diện tích 350 ha; QHPK xóm Dảnh, xóm Chiềng; QHPK xóm Sống, xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng, tổng diện tích 269 ha; QHPK tỷ lệ 1/2000 khu vực Thung Mường, xã Tú Sơn, diện tích 197,5 ha; QHPK xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu phức hợp thể dục thể thao và du lịch sinh thái xã Tú Sơn và xã Đú Sáng, diện tích 266,8 ha; QHPK tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Cuối Hạ và xã Sào Báy, diện tích 125 ha; QHPK xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Đông Bắc, xã Vĩnh Đồng, tổng diện tích 269 ha; QHPK xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Đông Bắc, diện tích 188 ha.
Công tác lập quy hoạch được xác định là một trong những đột phá chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra, đồng thời góp phần thu hút đầu tư, phát triển KT-XH của địa phương, UBND huyện Kim Bôi tiếp tục bố trí nguồn lực để sớm hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định theo quy định. Tuy nhiên, theo UBND huyện, hiện nay các quy hoạch chung, QHPK muốn phát huy hiệu quả thì phải tích hợp được với các quy hoạch khác, vì vậy cần có sự phối hợp giữa địa phương và các sở, ngành để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh liên quan đến các quy hoạch khác như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển đô thị, phát triển nhà ở... gắn với định hướng, bố trí không gian phát triển.
Đinh Hòa
Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...
(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.
(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.
(HBĐT) - Nhằm góp phần hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế (NNT), nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, vừa qua, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 18/QĐ-TCT về quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Kết quả khảo sát vừa được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) công bố cho thấy các doanh nghiệp đang phải trải qua một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Hàng loạt kiến nghị, đề xuất mang tính cấp bách từ cộng đồng doanh nghiệp cũng đã được đề xuất, hướng đến tháo gỡ các nút thắt ngay trước mắt nhằm củng cố niềm tin và gia tăng nội lực để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn nhiều thách thức hiện nay.