Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công Thương đưa ra đơn giá điện hiện nay là chưa hợp lý bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất.



Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó có phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới sẽ rút bớt đi 1 bậc so với 6 bậc như hiện hành. Trong đó, đáng chú ý là giá điện ở bậc 1 thay vì tính từ 0 - 50 kWh, sẽ tính từ 0 - 100 kWh với mức giá chỉ bằng 90% giá bán lẻ điện bình quân hiện đang áp dụng là 1.920 đồng/kWh.

Dự kiến giá điện sẽ tính theo 5 bậc thang: bậc 1 từ 0 - 100 kWh, bậc 2 mới từ 101 - 200 kWh, bậc 3 từ 201 - 400 kWh, bậc 4 từ 401 - 700 kWh và bậc 5 từ 701 kWh trở lên. Với phương án 5 bậc này, giá bán lẻ điện bình quân mới ở bậc có mức thấp nhất là 1.728 đồng/kWh và bậc cao nhất là 3.456 đồng/kWh. Theo Bộ Công Thương, với cách tính mới này, mức tăng giá điện giữa các bậc sẽ ở mức hợp lý.

"Khi áp dụng mức giá bán lẻ điện sinh hoạt mới, các hộ có mức sử dụng điện thấp từ 700 kWh trở xuống trong một tháng sẽ có tiền điện phải trả được giảm đi. Số lượng các hộ này chiếm trên 97% tổng số hộ sử dụng điện trên toàn quốc", ông Trần Tuệ Quang, Phó Cục trưởng Cục điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương, cho biết.

Việc điều chỉnh là cần thiết nhưng nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công Thương đưa ra đơn giá điện hiện nay là chưa hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất.

"Phương án 5 bậc sản lượng là kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nhưng phương án giá ở từng bậc thang thì tôi khẳng định đó không phải là kết quả của nghiên cứu. Khi Bộ Công Thương nhận kết quả này và Bộ Công Thương đã có sự điều chỉnh, ví dụ như bậc 1 là từ 0 - 100 kWh, nhưng lại sử dụng mức giá từ 0 - 50 kWh cho cả nhóm hộ từ 50 - 100 kWh thì vô hình trung mục tiêu giảm bù chéo theo quan điểm của tôi là không đạt được", PGS. TS. Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc, nhận định.

Hiện cả nước có trên 28% hộ sử dụng điện dưới 100 kWh mỗi tháng, tương đương hơn 8 triệu hộ gia đình, do vậy việc áp dụng biểu giá bán điện 5 bậc lũy kế cần đảm bảo sự công bằng cho người tiêu dùng. Hiện phương án này đang trình xin ý kiến rộng rãi và khi được thông qua sẽ chính thức áp dụng theo cách mới.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp

(HBĐT)- Sáng 26/7, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức hội nghị giao ban các doanh nghiệp 6 tháng đầu năm nhằm nắm bắt thông tin, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Mã số vùng trồng – "Hộ chiếu" nông sản xuất khẩu

Hàng loạt lô hàng trái cây bị tạm dừng sử dụng mã số vùng trồng do vi phạm kiểm dịch của Trung Quốc và sẽ đối diện với nguy cơ bị kiểm soát chặt hơn.

Nới lỏng điều kiện vay vốn, tín dụng sẽ ồ ạt tăng, nhưng lo nợ xấu

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, tăng trưởng tín dụng thấp do cầu tiêu dùng yếu. Nếu mở điều kiện, tín dụng có thể tăng ồ ạt, nhưng nguy cơ mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) ngay trong ngắn hạn.

Lãi suất giảm, doanh nghiệp nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn

Hiện nay, khó khăn đang bủa vây các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa do tiêu thụ trong nước và đơn hàng xuất khẩu đều giảm mạnh. Có tới 25% hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay tín dụng do tiêu chí cho vay còn khắt khe và tình trạng gây khó dễ của các cán bộ ngân hàng vẫn còn tồn tại.

Xuất khẩu 2 sản phẩm OCOP sang thị trường Anh quốc

(HBĐT) - Ngày 25/7, tại TP Hòa Bình, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND 2 huyện Lạc Sơn, Cao Phong và Công ty cổ phần R.Y.B tổ chức Lễ xuất hàng sản phẩm OCOP tinh bột nghệ và trà chanh đào mật ong, xuất khẩu sang thị trường Anh quốc. Dự lễ xuất hàng có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục