Với những nét đặc sắc cùng sự lan tỏa nhiều giá trị độc đáo của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình đã được UBND tỉnh quyết định trở thành phiên chợ thường niên. Đây không chỉ là hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm du lịch và các tiềm năng, lợi thế của tỉnh mà còn góp phần lưu giữ nét văn hóa chợ phiên độc đáo.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu tham quan gian hàng tại Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2023 tổ chức tại huyện Mai Châu.
Theo kế hoạch, Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2024 sẽ được tổ chức khoảng 5 ngày, trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9/2024. Phiên chợ có quy mô khoảng 200 - 250 gian hàng tiêu chuẩn, nhằm tái hiện lại hoạt động phiên chợ vùng cao của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa tỉnh nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Đồng thời, gắn kết với việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về bản sắc văn hóa truyền thống, tiềm năng, lợi thế về du lịch, sản phẩm OCOP, hàng hóa nông sản tiêu biểu, bản sắc văn hóa, con người Hòa Bình đến du khách trong và ngoài nước.
Đồng chí Phạm Anh Quý, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh cho biết: Phiên chợ giúp giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp, văn hóa ẩm thực của từng địa phương, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sự chủ động vào cuộc trong việc sản xuất, kinh doanh, quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhân dân. Bên cạnh đó, phiên chợ không chỉ góp phần làm đa dạng thêm hoạt động thương mại, nâng cao đời sống người dân mà còn là sản phẩm du lịch có sức hút mạnh mẽ. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn cũng như nâng cao đời sống, tinh thần cho bà con miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, huyện Mai Châu được giới thiệu đến du khách.
Để tổ chức phiên chợ thường xuyên hàng năm, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức Phiên chợ vùng cao với hoạt động đa dạng, hấp dẫn. Trọng tâm là lưu giữ nét độc đáo, bản sắc của phiên chợ vùng cao, quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo các chợ phiên giúp bà con thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đồng thời có thể quy hoạch hệ thống chợ phiên gắn với kiến trúc và văn hóa truyền thống, theo hướng ưu tiên sản phẩm thủ công, ẩm thực truyền thống, nâng cao giá trị thương hiệu các mặt hàng truyền thống và sản vật địa phương phục vụ du khách. Qua đó thúc đẩy du lịch gắn với chợ phiên và làng nghề vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Bảo tồn, đa dạng hóa sản phẩm thủ công truyền thống, đặc biệt là phát triển các sản phẩm du lịch có sự tham gia trực tiếp của người dân. Tiếp tục triển khai hỗ trợ, tập huấn cho bà con cách làm du lịch, phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân vùng cao.
Cùng với phiên chợ vùng cao, trong năm 2024, tỉnh sẽ tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm du lịch hấp dẫn, như: tổ chức Hội chợ thương mại và du lịch tỉnh Hoà Bình quy mô từ 250 - 300 gian hàng tiêu chuẩn, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh; tổ chức Tuần lễ giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm hàng hoá, nông sản tiêu biểu tại thành phố Hà Nội, quy mô từ 30 - 50 gian hàng.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch của tỉnh thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch đa dạng, hình thức phong phú, nhằm xây dựng tỉnh Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, du lịch hội thảo; chú trọng thực hiện việc kết nối các tour, tuyến du lịch đến với Hòa Bình, trọng tâm là kết nối các tua, tuyến du lịch từ thị trường khách du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh...; tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.
Đinh Hòa
Tổng cục Hải quan cho biết, 11 tháng năm 2023, cả nước chi 2,65 tỷ USD để nhập 111.278 chiếc ô tô, giảm 26,6% về lượng và giảm 22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023.
Công nghiệp được ví là trụ cột và "xương sống", dẫn dắt tăng trưởng kinh tế, được khẳng định tại Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối quốc lộ 6 là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh nhằm mở rộng không gian phát triển đô thị cho TP Hòa Bình. Chủ đầu tư đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), đất đắp, các thủ tục liên quan, chỉ đạo nhà thầu huy động nguồn lực thi công các hạng mục theo kế hoạch, phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2024.
Với khát vọng khởi nghiệp, ông Bùi Văn Nhân, xóm Chiềng Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã từ bỏ việc làm ruộng để thực hiện ý tưởng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn.
Dịp cuối năm, dự báo nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh tăng cao. Do đó, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chủ động xây dựng các phương án và triển khai đồng bộ giải pháp nhằm tăng cường khả năng vận hành của hệ thống điện phục vụ nhân dân.