Năm 2023 là năm thứ 2 tỉnh ta xuất khẩu sản phẩm quả bưởi tươi, việc duy trì chuỗi liên kết sản xuất - xuất khẩu sản phẩm quả bưởi tươi của tỉnh có nhiều khởi sắc. Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Do đó, những tháng đầu năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng nhanh sản lượng bưởi có mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, cung cấp cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.




Thành viên HTX Nông nghiệp Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) chăm sóc, thụ phấn cho cây bưởi Diễn niên vụ mới. Ảnh: P.V

Tại vùng bưởi Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy), nông dân tập trung thụ phấn, chăm sóc các diện tích bưởi Diễn đã được cấp mã số vùng trồng (MSVT) phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa. Ông Vũ Bá Lịch, Phó Giám đốc HTX nông nghiệp Đại Đồng, xã Ngọc Lương cho biết: Niên vụ 2023, HTX xuất khẩu được 50 tấn bưởi Diễn. Năm nay, theo kế hoạch, HTX sẽ xuất khẩu bưởi đến nhiều thị trường hơn với số lượng tăng so với năm trước. Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước, đầu năm, HTX tổ chức cuộc họp với các hộ thành viên, yêu cầu các hộ chủ động dọn vườn, cắt tỉa cành, vệ sinh vườn sạch sẽ để hạn chế nấm bệnh phát sinh, tạo điều kiện cho cây phát triển, đậu quả đảm bảo chất lượng xuất khẩu.

Niên vụ 2023, toàn tỉnh có 201 nhà vườn, 11 HTX, tổ hợp tác tham gia chuỗi liên kết sản xuất bưởi với quy mô 269,08 ha và 24 MSVT được cấp. Đến nay, có 7 cơ sở được chứng nhận GlobalGAP, tổng diện tích 145,5 ha. Cũng theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho thấy, việc duy trì chuỗi liên kết sản xuất - xuất khẩu sản phẩm quả bưởi tươi của tỉnh có nhiều khởi sắc, tỷ lệ quả đạt yêu cầu xuất khẩu tăng khá, giá bán và sức tiêu thụ tại các vườn liên kết cao hơn đáng kế (30 - 70%) so với vùng bưởi khác. Thị trường xuất khẩu có nhiều tín hiệu khả quan, dự báo tiếp tục tăng mạnh trong những niên vụ tiếp theo... Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chuỗi liên kết sản xuất bưởi trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ những hạn chế. Trong đó, đáng chú ý là chất lượng các vườn bưởi không đồng đều do không đồng bộ kỹ thuật canh tác; những tiến bộ kỹ thuật mới chỉ áp dụng thí điểm một số vườn; còn xảy ra tình trạng người dân chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật, đảm bảo ATTP, không tuân thủ các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng, dẫn tới tỷ lệ quả loại cao, không đảm bảo sản lượng xuất khẩu. Việc cập nhật thay đổi về yêu cầu kỹ thuật của thị trường nhập khẩu; sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn, đội ngũ khuyến nông cấp huyện, xã còn hạn chế...

Niên vụ 2024 - 2025, ngành nông nghiệp tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu sản lượng bưởi đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tối thiểu 300 tấn; duy trì 100% MSVT xuất khẩu đã cấp; cấp mới ít nhất 2 mã số; có tối thiểu 1 cơ sở đóng gói đủ điều kiện vào thị trường EU. Để hoàn thành mục tiêu này, Sở NN&PTNT đã ban hành Văn bản số 334/SNN-TTBVTV, ngày 31/1/2024 về việc tăng cường năng lực sản xuất sản phẩm quả bưởi tươi phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước. Theo đó, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở thực hiện rà soát các vùng sản xuất bưởi trên địa bàn có khả năng đáp ứng đủ các điều kiện xuất khẩu, người dân sẵn sàng tham gia thực hiện các yêu cầu kỹ thuật khắt khe theo yêu cầu hàng xuất khẩu để hỗ trợ, quản lý theo chuỗi. Thực hiện giám sát thường xuyên, chặt chẽ, đôn đốc các nhà vườn, các HTX, tổ hợp tác tham gia liên kết trồng bưởi xuất khẩu thực hiện đúng các quy định về canh tác theo GlobalGAP, quy định về duy trì MSVT. Tăng cường công tác điều tra, phát hiện sinh vật gây hại. Tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các cơ chế, chính sách khác để chủ động đề xuất, xây dựng dự án, kế hoạch liên kết chuỗi cấp huyện; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng để tạo thêm nguồn lực hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác. Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng khu vực sản xuất tập trung. Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ trong nước...

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu bưởi tươi chủ động giữ vững những thị trường hiện có, nghiên cứu, kết nối các thị trường mới, đề xuất sớm nhu cầu sản lượng và thị trường xuất khẩu trong niên vụ 2024-2025 để có cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn. Phối hợp các cơ quan chuyên môn thường xuyên cập nhật, nắm bắt các thay đổi quy định về ATTP, kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu. Tăng cường năng lực cho khâu sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm đảm bảo yêu cầu của các thị trường khác nhau...

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Ngay từ tháng 12/2023, Chi cục đã tham mưu lãnh đạo Sở NN&PTNT và các địa phương triển khai thực hiện các nhóm giải pháp. Trong đó, để đảm bảo số lượng, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, cần mở rộng vùng trồng tham gia chuỗi liên kết xuất khẩu bưởi, nâng cao chất lượng các vùng trồng đã có để tăng tỷ lệ quả loại 1 có thể đạt yêu cầu xuất khẩu. Các biện pháp kỹ thuật để cải thiện chất lượng, mẫu mã và độ đồng đều của sản phẩm đã được tổng hợp lại và phổ biến đến các HTX, nhà vườn trồng bưởi. Cần tuân thủ nghiêm các yêu cầu về ATTP, cách ly kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp để tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ mới. Năm nay, tỉnh hướng đến thị trường Hàn Quốc, thị trường Halal..


Thu Hằng

Các tin khác


Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu 

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT), góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nhất là trong công tác quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ triển khai quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh; giao Cục Thuế tỉnh làm Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành.

Huyện Lạc Sơn gỡ khó đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch

Huyện Lạc Sơn đang tích cực phối hợp các sở, ngành giải quyết khó khăn, vướng mắc hoàn thiện công tác lập quy hoạch đảm bảo chất lượng trình cấp thẩm quyền phê duyệt, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, khai thác tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, công nghiệp, nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tiểu thương chợ Mai Châu bắt kịp xu hướng hiện đại để kinh doanh

Những năm gần đây, tiểu thương tại các chợ truyền thống trên địa bàn huyện Mai Châu đã chủ động thích ứng, thay đổi tư duy kinh doanh, hướng đến cung cấp đa dạng các dịch vụ tiện ích và chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Khơi dậy động lực cải cách môi trường kinh doanh

Năm 2024, Chính phủ đã khôi phục Chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự trở lại của Nghị quyết sau một năm gián đoạn, mang theo thông điệp cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, thể hiện mức độ quan tâm và đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp.

"Phát sốt" vì giá vàng rơi tự do

Cuối ngày hôm qua (13/3), giá vàng trong nước tiếp tục giảm sốc hàng triệu đồng.

Vì sao chứng khoán tăng mạnh?

Thị trường chứng khoán tăng điểm thuyết phục, chỉ số VN-Index tăng 25,51 điểm, tương ứng hơn 2%, mức tăng cao nhất trong 4 tháng vừa qua, tính từ tháng 11 năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục