Được huyện chọn làm điểm xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, với sự đồng thuận của người dân, sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, xã Đông Lai (Tân Lạc) đang nỗ lực, củng cố, hoàn thành các tiêu chí, triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu cán đích NTM nâng cao vào cuối năm 2024 theo kế hoạch đề ra.
Nhà văn hóa xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) được xây dựng mới, khang trang, rộng rãi, phục vụ đời sống, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.
Đồng chí Bùi Văn Sư, Chủ tịch UBND xã Đông Lai cho biết: "Sau khi đón nhận danh hiệu đạt chuẩn NTM tháng 10/2019, xã tiếp tục đề ra kế hoạch củng cố, nâng cao các tiêu chí đã đạt được, nhất là tiêu chí về đường giao thông, thủy lợi, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường... là những tiền đề để thực hiện các tiêu chí khác. Huy động sức dân, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó, đề cao trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường, cảnh quan, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn".
Thực hiện tiêu chí thu nhập, xã chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cây trồng, đa dạng hóa ngành nghề. Hiện, toàn xã canh tác 352 ha lúa, 60 ha ngô, 54 ha mía, trên 40 ha rau màu các loại, cho năng suất, sản lượng ổn định. Tổng đàn trâu, bò trên 1.530 con, lợn trên 1.800 con, gia cầm trên 70.000 con, dê trên 1.100 con. Tích cực thực hiện dồn điền, đổi thửa, định hướng người dân phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng tập trung. Các mô hình kinh tế tập thể được khuyến khích phát triển, tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động. Với trên 2ha thanh long ruột đỏ được can thiệp kỹ thuật để đậu quả trái vụ. Bằng kỹ thuật chiếu sáng tạo quả trái vụ, 1 năm có thể thu 4 - 5 vụ thay vì 2 - 3 vụ như thông thường, nông dân gần như có thể thu hoạch quả quanh năm, chất lượng đảm bảo. Dịp Tết Nguyên đán và rằm tháng Giêng, nhà vườn luôn có hàng cung cấp ra thị trường, giá 30.000 đồng/kg, gấp rưỡi đến gấp đôi thanh long thông thường.
Toàn xã có 218ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là bưởi đỏ, bưởi Diễn, trồng nhiều tại các xóm: Đồng Tâm, Tân Lai, Chông Vạch… canh tác theo quy trình VietGAP, cho thu ổn định mỗi vườn từ 200 - 300 triệu đồng/năm. Cùng với phát triển nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ được quan tâm đầu tư phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động.
Nỗ lực thực hiện tiêu chí giao thông, xã từng bước bê tông hóa đường giao thông nội đồng, ngõ xóm đảm bảo vận chuyển hàng hóa dễ dàng, người dân đi lại thuận tiện. Từ năm 2023 đến nay, xã huy động nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân đào đắp 2.846,2m3 đất đá, phát quang 5.080m2 tuyến hành lang, huy động 2.897 công tham gia làm đường giao thông nông thôn, duy tu nhà văn hóa, sửa chữa nhiều công trình hư hỏng. Đến nay, đường trục xóm toàn xã được bê tông hóa 100%, đường nội xóm cứng hóa 100%, đường nội đồng, vào khu sản xuất cứng hóa trên 50%. Các tiêu chí khác như: văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, nhà ở dân cư, y tế, hành chính công, tiếp cận pháp luật… được triển khai đồng bộ. Kết quả, 100% công trình cấp nước nhỏ lẻ hợp vệ sinh hoạt động hiệu quả; tỷ lệ người dân có sổ khám bệnh điện tử đạt trên 70%; ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tỷ lệ người dân được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu trên 90%; chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định trên 50%; tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo "3 sạch” đạt trên 80%. Bên cạnh đó, người dân thường xuyên quét dọn, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh tại vườn nhà và hàng hoa dọc hai bên đường, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, diện mạo tươi sáng cho khu dân cư, phát triển có chiều sâu và bền vững. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 58 triệu đồng/năm, xã đạt 15/19 tiêu chí NTM nâng cao.
Hoàng Anh
Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND huyện Kim Bôi vừa tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận "Cơm lam Mường Động" dùng cho sản phẩm Cơm lam của huyện Kim Bôi.
Đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi là "lá chắn” quan trọng nhất để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xâm nhiễm. Còn khi đã bùng phát dịch thì sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, cũng như ý thức chống dịch của người chăn nuôi là giải pháp căn cơ để khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Độc Lập là xã đặc biệt khó khăn của TP Hòa Bình, trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2015, thu nhập bình quân của người dân mới đạt 12 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 22%. Tuy nhiên, đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đã tăng lên 42 triệu đồng; dự kiến 6 tháng đầu năm 2024 đạt 25 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 5%, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.
Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 6/6.
Ngày 6/6, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tại huyện Mai Châu.
Ngày 6/6, Hội Nông dân huyện Tân Lạc phối hợp Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức khai trương cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn huyện Tân Lạc.