Triển khai nhiều chương trình tín dụng, thủ tục vay vốn đơn giản, lãi suất ưu đãi, những năm qua, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh vượt lên khó khăn. Đây là "đòn bẩy” quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Nhờ vốn chính sách, gia đình bà Đinh Thị Yên, xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc) đầu tư phát triển chăn nuôi, thoát nghèo.
Hiện nay, Ngân hàng CSXH tỉnh quản lý, thực hiện cho vay 20 chương trình tín dụng chính sách. Từ các nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH, đã có nhiều hộ nghèo vượt lên nghịch cảnh để xây dựng cuộc sống mới. Tại xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc), gia đình bà Đinh Thị Yên là tấm gương sáng về nghị lực vượt lên hoàn cảnh éo le. Chồng mất sớm, bà Yên một mình nuôi 2 con khôn lớn, trưởng thành. Hành trình vượt lên khó khăn của bà Yên có sự đồng hành của vốn tín dụng chính sách. Nguồn vốn đầu tiên gia đình bà được tiếp cận là vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH. Nguồn vốn này giúp gia đình đầu tư chăn nuôi bò, lợn. Sau này, khi gặp nhiều khó khăn về nước sinh hoạt, bà Yên tiếp tục được vay vốn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Đến năm 2021, nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay, gia đình bà Yên chính thức thoát khỏi hộ nghèo. Bà Yên chia sẻ: "Nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp gia đình tôi cải thiện kinh tế, thu nhập và nuôi dạy các con khôn lớn. Bên cạnh vốn vay ban đầu cho hộ nghèo, Ngân hàng CSXH huyện còn cho vay vốn để xây dựng công trình nước sạch. Đặc biệt là sau khi thoát nghèo, gia đình tôi vẫn được vay thêm vốn cho hộ mới thoát nghèo. Đó là sự hỗ trợ rất ý nghĩa để gia đình tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững”.
Ở xã Nà Phòn (Mai Châu), gia đình ông Vì Văn Ườm, xóm Nà Mo cũng là hộ tiêu biểu cho nghị lực vượt lên khó khăn khi sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH. Gần 8 năm trước, gia đình ông Ườm thuộc hộ nghèo của xóm. Sau nhiều trăn trở về hướng phát triển kinh tế để thoát nghèo, ông Ườm nhận thấy những tiềm năng của địa phương về nuôi dê. Thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, ông mạnh dạn làm đơn vay vốn từ Ngân hàng CSXH. Với số vốn ban đầu được vay, gia đình ông đầu tư chăn nuôi dê. Không phụ công chăm sóc, qua mỗi năm số lượng đàn lại tăng lên. Đến nay, gia đình ông Ườm không chỉ thoát nghèo mà thu nhập khá ổn định. Bên cạnh đó, gia đình ông được Ngân hàng CSXH huyện Mai Châu cho vay 40 triệu đồng vốn cho hộ mới thoát nghèo để tiếp tục đầu tư, phát triển chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Có thể thấy, việc triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, sự hỗ trợ đa chiều đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nguồn vốn để phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Theo Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 102 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách. Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Năm 2023, số hộ nghèo toàn tỉnh trên 20,3 nghìn hộ, giảm trên 13,7 nghìn hộ so với năm 2021. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 5.132 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay có trên 25,7 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Qua đó giúp trên 4,3 nghìn lao động được tạo việc làm, gần 16 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường quy mô hộ gia đình được xây dựng.
Viết Đào
Căn cứ vào chỉ đạo của các cơ quan Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã cụ thể hóa và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đi vào chiều sâu nhằm triển khai có hiệu quả chương trình.
Thời gian qua, hoạt động sản xuất tại xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) diễn ra sôi nổi với phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giỏi đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ phong trào góp phần tích cực khai thác tiềm năng của địa phương, xuất hiện nhiều gương phát triển kinh tế nổi bật, vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nên hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh duy trì mức tăng trưởng.
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Sau khi phá vỡ thỏa thuận bán Nestea, Coca-Cola muốn quảng bá thương hiệu riêng của mình, Fuze Tea, trong một động thái có thể gây ra một cuộc chiến thương mại nhỏ.