Năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh thực hiện tốt việc ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay hộ nghèo, hội viên nông dân (HVND) và các đối tượng chính sách khác. Qua đó giúp nhiều hộ nghèo có vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
Nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) đầu tư mô hình chăn nuôi gà nhờ nguồn vốn chính sách.
Cao Sơn là xã vùng thấp của huyện Đà Bắc, nơi đây tập trung phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện phát triển kinh tế hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao. Sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được ban hành, thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp Hội, Ban Thường vụ HND xã Cao Sơn tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đến cán bộ, hội viên. Đồng thời, triển khai quản lý tốt nguồn vốn nhận ủy thác từ NHCSXH huyện, giúp hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh (SXKD). Đồng chí Xa Văn Thế, Chủ tịch HND xã Cao Sơn cho biết: Đến nay, HND xã quản lý vốn tín dụng chính sách có tổng dư nợ trên 9,4 tỷ đồng, với 5 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), cho 187 hộ vay, không có hộ vay nợ quá hạn. Nhờ sự nhiệt tình, sát sao của cán bộ Hội và tổ TK&VV, nguồn vốn được giải ngân đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đảm bảo đúng đối tượng, vốn vay sử dụng đúng mục đích, hình thành các mô hình phát triển kinh tế phù hợp tại địa phương như: nuôi cá lồng, trồng dong riềng, khai thác và sản xuất gỗ...
Để phát huy có hiệu quả nguồn vốn vay từ NHCSXH, các cấp HND trong tỉnh đã phối hợp ngân hàng thực hiện tốt việc quản lý nguồn vốn vay, lựa chọn đối tượng cho vay. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng quy định. Hội cũng duy trì phối hợp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội cấp huyện và cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn vay. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác giao ban giữa cán bộ Hội cơ sở với các tổ TK&VV định kỳ hàng tháng để nắm tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn, bình xét cho vay, kiện toàn ban quản lý tổ TK&VV…
Cùng với đẩy mạnh tập huấn nghiệp vụ quản lý, sử dụng vốn vay, các cấp Hội tích cực tuyên truyền, vận động HVND tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT), dạy nghề để áp dụng vào sản xuất. Trong năm qua có trên 600 lượt HVND được tham gia các lớp tập huấn về chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, tiếp cận KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi...
Đến nay, HND tỉnh quản lý nguồn vốn ủy thác từ NHCSXH tỉnh có dư nợ 1.273,891 tỷ đồng, với 627 tổ TK&VV cho trên 25.500 hộ HVND vay. Hầu hết các tổ TK&VV duy trì tăng trưởng và quản lý tốt nguồn vốn, thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác. Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Nhờ nguồn vốn vay của NHCSXH đã tạo điều kiện và động lực khích lệ HVND mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển SXKD, nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập hộ gia đình; đồng thời góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 2025, đồng hành với hội viên trong phát triển kinh tế, HND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động ký kết phối hợp, ủy thác vay vốn với các ngân hàng, đặc biệt là NHCSXH; qua đó tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay đầu tư phát triển SXKD. Đồng thời, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đảm bảo các nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho nông dân, thực hiện có hiệu quả mô hình "Nông dân dạy nông dân”. Nắm chắc tình hình hoạt động của tổ TK&VV, củng cố kịp thời tổ trưởng hoạt động kém hiệu quả; nhắc nhở các tổ thực hiện tốt quy chế hoạt động, tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban tại xã, phường hàng tháng...
Thu Hằng
Những công trình đèn điện thắp sáng trên các tuyến đường được xây dựng với sự hỗ trợ của Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) không chỉ giúp việc đi lại của người dân được an toàn, mà còn góp phần bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng cuộc sống ngày càng văn minh.
Ngày 30/7/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó tập trung nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững rừng sản xuất là rừng trồng trên cơ sở hình thành chuỗi liên kết từ trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Sau gần 2 tuần đầu năm mới 2025, giá vàng miếng SJC trong nước bất ngờ tăng thêm 2,6 triệu đồng/lượng. Từ mốc 82,2 – 84,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) vào ngày 1/1, giá vàng tăng lên mức 84,8 – 86,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) trong phiên cuối tuần và được dự báo sẽ duy trì ở mức giá này trong tuần tới.
Hội Nông dân (HND) tỉnh vừa tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) lần thứ 6 (khoá XI) nhằm kiện toàn bầu bổ sung Ủy viên BCH HND tỉnh nhiệm kỳ 2023 - 2028; tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Sinh ra và lớn lên tại xã Bình Sơn (Kim Bôi), nhưng anh Bùi Đức Sớm lại lựa chọn vùng cao Ngọc Sơn (Lạc Sơn) để thực hiện ước mơ khởi nghiệp. Với mong muốn gieo những mầm xanh tại vùng đất khó, chàng thanh niên đã dành thanh xuân, nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng bà con phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Cuối tháng 10/2024, anh Sớm thành lập Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp và thương mại Ngọc Sơn với hy vọng chắp cánh cho nông sản vùng cao Ngọc Sơn.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2024, công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến.