Thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) giai đoạn 2021 - 2025, huyện Lạc Thuỷ đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất CN - TTCN ổn định. Cùng với đó, huyện quan tâm hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề. Hiện trong huyện có 1 làng nghề chế tác đá cảnh được công nhận.


Công ty cổ phần bao bì Nakata Việt Nam đầu tư tại Cụm công nghiệp Phú Thành II (Lạc Thuỷ) tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Phát triển CN - TTCN tiếp tục là ngành giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lạc Thủy, theo hướng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các doanh nghiệp tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, quan tâm tạo dựng thương hiệu để gia tăng sức cạnh tranh và xuất khẩu. Năm 2024, giá trị sản xuất CN - TTCN của huyện đạt 3.989,602 tỷ đồng, tăng 123,3% so với năm 2021, đạt tỷ trọng 38,4% trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 19,75%/năm.

Từ năm 2021 đến nay, huyện thu hút được 10 nhà đầu tư, tổng mức đầu tư 2.449,5 tỷ đồng, hiện có 1 nhà đầu tư đi vào hoạt động, 9 nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ đầu tư và xây dựng nhà máy. Trên địa bàn có 5 cụm công nghiệp (CCN), tổng diện tích quy hoạch 282,25ha, thu hút được 19 nhà đầu tư vào CCN, tỷ lệ lấp đầy CCN đạt 40,34%. Tổng nguồn vốn để đầu tư hạ tầng các CCN là 1.069,78 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách nhà nước 115,04 tỷ đồng; vốn chủ đầu tư hạ tầng 900 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư thứ cấp ứng tiền giải phóng mặt bằng 48,72 tỷ đồng; doanh nghiệp đầu tư hệ thống điện 6,03 tỷ đồng.

Hoạt động sản xuất công nghiệp thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp - xây dựng, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm là thế mạnh của địa phương. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong CN - TTCN được chuyển giao tới các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất thông qua các chương trình, dự án và nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Với mục tiêu phát triển công nghiệp trở thành động lực của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, huyện có kế hoạch tăng nguồn kinh phí để thực hiện hỗ trợ, đền bù, giải phóng mặt bằng; lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại các CCN; khuyến khích các nhà đầu tư ứng tiền giải phóng mặt để trả tiền thuê đất của dự án.

Thường xuyên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư về tiềm năng, cơ hội, môi trường, thủ tục đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật trên Trang thông tin điện tử của huyện. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hạ tầng tổ chức vận động xúc tiến đầu tư. Tăng cường đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp; phát huy hiệu quả chính quyền điện tử; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình giải quyết thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phong cách làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, thay đổi tư duy, hành động từ quản lý sang phục vụ, đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường hợp tác cởi mở với nhà đầu tư. Tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá, giới thiệu tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm của huyện qua kết nối cung cầu, hội chợ xúc tiến thương mại, triển lãm giới thiệu sản phẩm…

Đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho biết: Thời gian tới, huyện ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp áp dụng dây chuyền tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của địa phương, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn tài chính, tín dụng để đầu tư phát triển mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn vốn vay, nguồn kinh phí khuyến công để hỗ trợ các chương trình, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân liên doanh, liên kết để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển CN - TTCN; duy trì, mở rộng các ngành nghề truyền thống trên địa bàn.


Đinh Thắng


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình bình quân mỗi năm trồng được 655 ha rừng

Theo báo cáo của UBND thành phố Hòa Bình, từ năm 2021 đến nay, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn ngày càng hiệu quả hơn.

Tháng 3, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt trên 1.931 tỷ đồng

Theo báo cáo của Chi cục Thống kê tỉnh Hòa Bình, trong tháng 3, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.931,08 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 2,45%, so với cùng kỳ năm trước tăng 21,51%. Một số nhóm hàng hóa tiêu thụ trong tháng tăng so với tháng trước là gỗ và vật liệu xây dựng tăng 6,54%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 2,44%; lương thực, thực phẩm tăng 1,96%; xăng dầu các loại tăng 0,71%...

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản

Ngày 28/3/2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Giá đất Phú Thọ, Hòa Bình tăng phi mã: Nhà đầu tư cần tỉnh táo

Phú Thọ và Hòa Bình đang trở thành những "điểm nóng" mới trên thị trường bất động sản ven đô Hà Nội, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và người dân. Quy hoạch, sáp nhập tỉnh, hạ tầng giao thông và du lịch phát triển là những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản tại hai tỉnh này.

Phó Cục Quản lý đất đai nói về việc “thổi” giá đất từ thông tin sáp nhập tỉnh

Sau sáp nhập, giá đất tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, chính sách thu hút đầu tư của địa phương đó…

Xã Mai Hịch xây dựng nông thôn mới nâng cao

Với sự đồng thuận của người dân và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tháng 1/2020, xã Mai Hịch (Mai Châu) đón nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Để tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống người dân, thi đua xây dựng quê hương, phát triển kinh tế, xã hội bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp, nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí NTM nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục