Thời gian qua, các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan, nấu rượu cần, chế tác gỗ lũa, đá cảnh… không chỉ lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc, mà còn tạo ra giá trị kinh tế, đem lại thu nhập cho người dân. Để phát triển bền vững, ngoài việc gìn giữ và nâng cao tay nghề của người thợ, tỉnh và các địa phương đã, đang có nhiều biện pháp hỗ trợ về vốn, trang thiết bị, quảng bá, xúc tiến thương mại để các sản phẩm vươn đến được thị trường lớn trong và ngoài tỉnh.


Sản phẩm thổ cẩm của bà con xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) có mẫu mã, chất lượng tốt, được thị trường đón nhận.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) có từ lâu đời. Trước đây, nghề bị mai một, có nhà dỡ bỏ cả khung cửi làm củi, nhiều người không còn mặn mà với nghề. Nhờ lòng yêu nghề của một số người thợ, cùng sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các chương trình, năm 2023, Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm truyền thống và dịch vụ xã Đông Lai được thành lập, hiện có 54 thành viên. Dệt vải trong lúc nông nhàn đã trở thành công việc yêu thích và đem lại thu nhập cho các chị em. Những người thợ lâu năm sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm về cách dệt từng hoa văn, kỹ năng dệt thổ cẩm. Năm 2024, sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Bà Bùi Thị Mỉa, Phó Giám đốc HTX dệt thổ cẩm truyền thống và dịch vụ xã Đông Lai cho biết: "Nghề dệt thổ cẩm của người Mường có từ hàng trăm năm nay, tuy nhiên dần mai một. Với ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tôi và một số thợ dệt có tâm huyết đã quyết tâm bám trụ, tìm cách khôi phục lại nghề, hiện HTX có trên 70 khung cửi, bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm được làm cầu kỳ tạo thành những tấm vải, cạp váy, chân váy như ý. Các sản phẩm của HTX hoàn toàn được làm thủ công nên đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ, tinh tế trong quá trình dệt mới có thể tạo ra những tấm vải rực rỡ, họa tiết cầu kỳ, hoa văn đẹp mắt, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Nghề mây tre đan truyền thống với những nét tinh xảo, độc đáo trên từng sản phẩm có những lúc gặp nhiều khó khăn, tưởng chừng không thể tồn tại. Nhờ lòng kiên trì, cố gắng của mỗi người thợ, đồng thời được sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện của các cấp chính quyền, nghề mây tre đan dần có chỗ đứng, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, nghề mây tre đan phát triển cả về quy mô và giá trị. Nổi bật, HTX làng nghề truyền thống mây tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) hiện tạo việc làm cho 200 lao động địa phương, trong đó có hơn 100 lao động thường xuyên; mỗi lao động thời vụ cũng có mức thu nhập 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. HTX hoạt động có hiệu quả, sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo. HTX nhận được nhiều đơn hàng từ các tỉnh, thành phố và thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, tại các xã: Vũ Bình, Văn Nghĩa, Văn Sơn (Lạc Sơn)… cũng hình thành cơ sở sản xuất tập trung, thu hút nhiều lao động địa phương.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều ngành nghề truyền thống tiêu biểu, được công nhận làng nghề, một số thành lập được HTX, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường như sản xuất rượu cần, gỗ lũa, chế tác đá cảnh… Nhiều nghề đã phát triển được sản phẩm đạt chuẩn OCOP, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Nhờ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và các hội, đoàn thể, các lớp tập huấn nghề truyền thống, kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm thường xuyên được tổ chức, mở ra cơ hội tiếp cận nghề cho lao động nông thôn.

Các cơ quan chức năng của tỉnh cũng tăng cường giám sát, đánh giá chất lượng sản phẩm, đảm bảo những giá trị truyền thống kết hợp đổi mới phù hợp xu hướng thị trường. Tuy vậy, nhiều ngành nghề vẫn đứng trước không ít khó khăn như: Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trang thiết bị còn sơ sài; chưa chủ động được thị trường tiêu thụ; giá thành cao so với những mặt hàng công nghiệp; khả năng sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng mới, bắt kịp xu thế hiện đại của người thợ hạn chế… Vì vậy, cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cấp, ngành nhằm bảo tồn, phát huy nghề truyền thống, không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, từng bước giảm nghèo, ổn định thu nhập cho người dân.

Hoàng Anh


Các tin khác


Tháo gỡ khó khăn dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 3 dự án trọng điểm ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký hàng nghìn tỷ đồng, khi hoàn thành được kỳ vọng khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo ra sản phẩm du lịch, dịch vụ chất lượng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững. Huyện Lạc Sơn đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phấn đấu khởi công các dự án theo kế hoạch.

Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hòa Bình năm 2025

Ngày 28/4/2025, đồng chí BÙI THỊ MINH, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình ký ban hành Nghị quyết số 522/NQ-HĐND về việc thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hòa Bình năm 2025. Báo Hòa Bình đăng tải những thông tin chính của Nghị quyết.

Việt Nam khẳng định vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Hạ tầng nối dài, hàng hóa vươn xa và thế giới đã tìm đến Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ kinh tế toàn cầu.

Giấc mơ rừng FSC ở thành phố Hoà Bình

Năm 1993, chứng chỉ rừng bền vững - FSC ra đời. Gần đây, FSC trở thành điều kiện bắt buộc để đưa sản phẩm gỗ vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản… Do vậy, chứng chỉ này được coi như tấm "hộ chiếu xanh” cho những thân gỗ trồng đúng cách, chăm đúng kỳ, khai thác đúng chuẩn. Với hơn 1.449 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, thành phố Hoà Bình bước vào bản đồ quản trị rừng tầm thế giới, bắt đầu từ những cánh rừng trồng nhỏ bé tại các phường, xã: Kỳ Sơn, Mông Hóa, Trung Minh, Quang Tiến...

Thủ tướng: Triển khai các dự án đường sắt "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"

Sáng 26/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Bỏ phiếu xét công nhận xã Tòng Đậu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 25/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bỏ phiếu xét công nhận xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục