Theo một báo cáo gần đây về hoạt động chung của ngân hàng (NH), nếu tháng 4/2008 chỉ có các NH nhỏ của Việt Nam yếu thanh khoản thì đến cuối năm 2009, ngay các NH lớn cũng vấp phải khó khăn này.

Và nguyên nhân được chỉ ra là do các NH trong nước quá hăng say lao vào việc cho vay mà không tính hết những biến động của nền kinh tế khiến khả năng huy động vốn chậm lại.

Theo TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM, việc hạn chế rủi ro chính là… rủi ro lớn nhất của các NH trong nước bởi hiện nay, chỉ có 4/38 NH cổ phần trong cả nước đạt các chuẩn quy định về quản trị rủi ro.

Ông cho rằng, năm 2010, các NH trong nước vẫn phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn. Trước hết, là việc “hứng chịu” hậu quả từ việc tăng trưởng tín dụng lên đến 38% trong năm 2009. Sau đó, là sự cạnh tranh gay gắt của các NH nước ngoài ngay trên sân nhà khi Việt Nam “mở cửa” đối với hoạt động NH theo cam kết WTO. 

Vượt bão bằng… lợi nhuận hợp lý
 
Theo đánh giá của ông Lý Xuân Hải, TGĐ Ngân hàng ACB, tại Hội thảo “Ngân hàng VN vượt qua khủng hoảng” mới đây tại TP.HCM thì năm 2010 sẽ là năm bắt đầu cạnh tranh khốc liệt của các NH trong nước trên “thị trường bán lẻ” với các NH 100% vốn nước ngoài.
 
Dân số đông trên 86 triệu người, trong đó, dân số trẻ dưới 33 tuổi – nhóm khách hàng thường xuyên thay đổi hành vi mua sắm – chiếm trên 60% chính là cơ sở để các NH nước ngoài cũng như trong nước tập trung khai thác cho các dịch vụ tín dụng của mình trong thời gian qua và đặc biệt là trong năm tới. Tuy nhiên, theo nhận định chung của các chuyên gia kinh tế - tài chính, dù mang lại khá nhiều lợi nhuận nhưng tín dụng cũng là hoạt động ẩn chứa rất nhiều rủi ro của ngành NH. 

Ông Hải cho biết, ACB đã xây dựng kịp thời chiến lược kinh doanh xuyên suốt dựa trên tiêu chí: quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững. Và năm 2009, NH này đã đạt lợi nhuận trước thuế gần 2.818 tỷ đồng.

Mô tả ảnh.
Ông Lý Xuân Hải, TGĐ Ngân hàng ACB.


 
Còn theo nhận xét của TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia: “Trong các năm 2008, 2009, qua các đợt “khám sức khỏe” hệ thống NH, chúng tôi nhận thấy ACB luôn có mặt trong nhóm “sức khỏe tốt” trong khi “sức khỏe” của 5 NH hàng đầu khác trong nước có phần giảm sút”.

“Lần đầu tiên sau 15 năm hoạt động chúng tôi phải điều chỉnh mục tiêu kinh doanh trái chiều nhau đến 3 lần trong 1 năm (2008) do các biến động theo chiều hướng xấu liên tục của nền kinh tế. Đó là thời gian mà NH phải xoay liên tục với 1 tốc độ kinh khủng và kéo dài nhất từ trước đến giờ để không chỉ vượt qua khủng hoảng mà phải “thuận tay dắt bò” gặt hái thành công”, ông Hải nói thêm.
 
Bên cạnh đó, ông Hải cũng chia sẻ kinh nghiệm quản trị rủi ro trong giai đoạn 2 năm vừa qua: “Làm NH là kinh doanh dựa trên niềm tin, vì vậy, thay vì đuổi theo lợi nhuận ngắn hạn và chạy theo những cơ hội kiếm tiền nóng, ACB đã kiên trì với việc tạo ra những lợi nhuận mang tính ổn định và tạo tiềm năng cho thu nhập lớn hơn trong tương lai”. 
 
“Học cúi cho sâu để vươn cho cao”
 
Đưa ra bình luận rất gợi hình, TS Lê Thẩm Dương nhấn mạnh: “NH Việt Nam phải học “cúi” nhiều hơn, đặc biệt trong năm 2010 càng phải “cúi” thật sâu. Bởi bản chất của NH là “cúi” càng sâu thì khả năng thu hút khách hàng càng nhiều. Đó mới là kinh doanh”. Theo ông, điểm yếu sẽ bộc lộ rõ nhất trong cuộc cạnh tranh sắp tới của NH trong nước chính là nhân lực.
 
“Giao tiếp niềm nở, trẻ trung là yếu tố rất quan trọng đối với NH nước ngoài khi tuyển dụng nhân sự. Nhưng nhiều NH trong nước chưa chú trọng đến yếu tố này, khiến khách hàng cảm thấy mình không được đối đãi như “thượng đế” và một đi không trở lại. Tình hình chung của nhiều ngân hàng hiện này là nhân sự cấp cao thì chưa cao, nhân sự có liên hệ trực tiếp với khách hàng thì chưa biết làm thế nào để giữ khách hàng, thậm chí thiếu cả kiến thức nền… Nhận thức được thực trạng đó, lãnh đạo một số NH như ACB, Techcombank… đã chú trọng đào tạo lực lượng nhân viên có thể cạnh tranh được với ngân hàng nước ngoài”, ông Dương nói.

ui
Hội thảo “Ngân hàng VN vượt qua khủng hoảng”.

Còn theo ông Lý Xuân Hải, sự lớn lên của bộ máy NH phải luôn luôn đi đôi với sự lớn lên của bộ máy vận hành, đó là nguyên tắc xây dựng nguồn nhân lực.
 
Cho rằng “vũ khí cạnh tranh bí mật” của mình nằm ở việc “xây dựng văn hóa kinh doanh” và lấy đó làm nền tảng để xây dựng, đầu tư chiều sâu ngay từ ban đầu cho đội ngũ nhân sự các cấp, ông Hải đúc kết kinh nghiệm: “Vì luôn xem mình là một cỗ máy, chỉ hoạt động hiệu quả và tăng trưởng bền vững nếu có hệ thống nhân lực phù hợp nên chúng tôi chú trọng tuyển chọn, đào tạo đúng người, đúng việc và thực hiện chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho nhân viên như một “nghiệp vụ bắt buộc” trong quy trình vận hành hệ thống”.
 
Tính hiệu quả và cùng nhau chia sẻ khó khăn cũng như thành quả đạt được đã phần nào phá vỡ cách nghĩ truyền thống về quan hệ công ty – nhân viên ở ACB. Năm 2009, năng suất lao động tăng đáng kể, nhân sự chỉ tăng 6% trong khi quy mô kinh doanh tăng 40%.

Và theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế tại thành phố, khi nền tảng của kinh doanh được xây dựng trên quan hệ “cùng chiến thắng”, mỗi nhân viên sẽ biết tự nâng mình lên cho kịp với yêu cầu và sự phát triển của đơn vị.

                                                                                         Theo Vnn

Các tin khác

Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trực tiếp trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Không có hình ảnh
Thừa ủy quyền, đ/c Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho 3 cá nhân xuất sắc.

Agribank Hòa Bình biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo

(HBĐT) - Ngày 2/3, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hòa Bình ( Agribank Hòa Bình) đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng 5 năm 2005-2009, biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo lần thứ III.

Quỹ tín dụng nhân dân phường Chăm Mát:
Huy động trên 319 tỷ đồng nhàn rỗi phát triển kinh tế

(HBĐT) - Ngày 2/2, Quỹ tín dụng nhân dân phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình tổ chức tổng kết nhiệm kỳ 3 (2005-2010) và xây dựng phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2010 và nhiệm kỳ 4 (2010-2015).

Thu nhập ở các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh đạt 1,54 triệu đồng/người/tháng

(HBĐT) - Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 15.120 người, đạt 100% kế hoạch.

Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế đầu năm 2010

Tháng đầu tiên của năm 2010 vừa khép lại với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế. Dù không thể khẳng định chắc chắn điều gì về tình hình kinh tế - xã hội của cả năm nếu chỉ dựa trên số liệu thống kê một tháng, song có thể thấy, kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu đáng lạc quan trong năm mới 2010.

Khả năng tăng giá của USD còn rất cao

Vàng tiếp tục giảm mạnh trước sự lên giá phiên thứ tư liên tiếp của USD sau khi Mỹ công bố thông tin về chỉ số tăng trường GDP tăng mạnh trong quý IV/2009. Theo nhận định của giới phân tích, trong ngắn hạn, khả năng tăng giá của USD còn rất cao. Điều này sẽ tiếp tục đẩy vàng giảm điểm.

1 tỷ USD vốn trái phiếu đã 'tới tay'

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, tính đến hôm 29/1, toàn bộ số tiền 1 tỷ bán trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế đã được chuyển vào tài khoản của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục