Nhân dân xã Hợp Kim chăm sóc rừng keo.
(HBĐT) - Kim Bôi có diện tích diện tích rừng lâm nghiệp là trên 47,6 vạn ha, chiếm trên 60% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 19.337 ha, đất rừng trồng là trên 6.000 ha, đất đồi núi là hơn 22.300 ha.
Đất lâm nghiệp chủ yếu trồng 2 loại cây chủ đạo là keo tai tượng và bạch đàn mô, trong đó đất vùng cây nguyên liệu là hơn 5.000 ha, gồm cả đất của dân, lâm trường và doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, còn lại 1.200 ha là đất rừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở các xã đây là diện tích đất nằm trong dự án 661, thuộc đối tượng rừng tự nhiên phòng hộ đang được đầu tư bảo vệ.
Hiện nay, dự án đã và đang đầu tư ở 16 xã. Dự án được triển khai từ năm 2000, trong đó từ năm 2000-2006 chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, đến nay đã trồng được 918 ha rừng phòng hộ ở cả 13 xã với 50-60 hộ tham gia/năm. Riêng năm 2006, ngoài trồng 175,8 ha rừng phòng hộ, còn trồng được 643,8 ha rừng sản xuất ở 11 xã với 253 hộ tham gia dự án theo hình thức luân phiên. Từ năm 2007 đến nay chủ yếu chăm sóc rừng trồng và bảo vệ rừng trồng từ năm thứ nhất đến năm thứ 4. Ngoài ra, ban quản lý dự án còn giao các xã dự án bảo vệ rừng tự nhiên với tổng diện tích 3.510 ha. Để đạt được kết quả đó huyện đã thành lập ban chỉ đạo từ huyện đến xã, tuyên truyền cho người dân thông qua các buổi tập huấn, tờ rơi. Các cán bộ phụ trách địa bàn bám sát dân, tư vấn, đôn đốc hướng dẫn và kiểm tra kịp thời để người dân đạt kết quả tốt nhất trên diện tích đất trồng rừng của gia đình.
Trên địa bàn huyện rừng được trồng cây phù trợ xen cây bản địa theo hình nanh sấu. Trong thời gian 6-7 năm, cây phù trợ mang lại hiệu quả trước mắt, lấy ngắn nuôi dài cho người dân, còn để lại cây bản địa làm rừng phòng hộ. Đến thời điểm này, rừng phòng hộ đầu nguồn với những diện tích rừng trồng từ năm 2000-2001 đã được khai thác những cây phù trợ như keo lai, còn những cây bản địa như lim, sồi, trám đều được kiểm tra hàng năm. Đối với rừng sản xuất từ năm 2007 đến nay, người dân được hưởng toàn bộ sản phẩm khi khai thác, Nhà nước không thu gì, ngoài ra khi trồng người dân còn được Nhà nước hỗ trọ hoàn toàn giống, phân bón và chuyển giao KHKT đến tận hộ.
Qua kiểm tra thực tế hàng năm, đến nay rừng phòng hộ và rừng sản xuất đều cơ bản được giữ vững, ổn định, đảm bảo diện tích theo qui hoạch, đặc biệt rừng sản xuất phát triển rất tốt.
Xã Trung Bì có 3 xóm trồng được 559 ha rừng sản xuất chủ yếu là keo, từ năm 2007 xã đưa cây sấu, trám, luồng trồng xen canh cây bản địa với diện tích 30 ha có 22 hộ tham gia với diện tích 1-3 ha/hộ/năm, đây là một trong những xã có diện tích rừng sản xuất tập trung tương đối lớn trên địa bàn huyện. Nhiều hộ gia đình trong xã phát triển kinh tế từ mô hình VACR đem lại hiệu quả cao.
Trao đổi với chúng tôi, bà Bùi Thị Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Hiện nay, giá nguyên liệu bạch đàn, keo đang ở mức cao, bạch đàn 500-600 nghìn đồng/m3; keo hơn 1 triệu đồng/m3 nên đã tạo động lực để người dân mở rộng hết diện tích để trồng, việc giao đất tới tận hộ đã phát huy được hiệu quả sản xuất. Sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước cộng với sự nỗ lực của người dân đã không để đất lâm nghiệp có diện tích trống. Nếu có rừng trống là do đến chu kỳ khai thác. Chúng tôi cũng thường xuyên kết hợp giữa tuyên truyền cho người dân thông qua nhiều hình thức, để người dân hiểu tác dụng và lợi ích của rừng, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất theo đúng chương trình của Chính phủ, Nhà nước. Đến nay, người dân đã tự nhận thức đầu tư trồng rừng là đầu tư ít, lãi nhiều hơn hẳn đầu tư vào những cái khác, làm ruộng chỉ đủ ăn, mà làm giàu từ rừng. Đến nay đã có nhiều gia đình giàu về rừng, rừng đang là tiềm năng, là thế mạnh để người dân làm giàu.
Như vậy, với mức đầu tư theo chu kỳ 5 năm từ 6,5 triệu đồng/ha nâng lên 10 triệu đồng/ha năm 2009 của Nhà nước đang được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ, nhiều người dân rất phấn khởi khi được tham gia dự án. Dự kiến sau 1 chu kỳ trồng sản lượng ước đạt 80 m3/ha cho thu nhập gần 50 triệu đồng/ha, dự án đang được đầu tư đúng đối tượng, bước đầu mang lại hiệu quả cho người dân. Nhờ có sự hỗ trợ tạo điều kiện của Nhà nước, sự phối hợp giữa các cấp các ngành cộng với sự nỗ lực của người dân mà dự án 661 ở Kim Bôi đã đầu tư đúng hướng mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống của người dân, đã xuất hiện nhiều hộ dân giàu từ trồng rừng.
(HBĐT) - Hưởng ứng kế hoạch trồng rừng và phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Canh Dần 2010, đến nay, huyện Lạc Sơn đã chuẩn bị được 25.000 cây giống các loại phục vụ cho Tết trồng cây.
(HBĐT) - Sau khi HBĐT có bài phản ánh về việc nhiều năm nay, xóm Tháu ở xã Thái Thịnh, thành phố Hoà Bình không có điện, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân trong xóm giải toả hành lang đường điện, nhận đền bù sau để đóng điện trước Tết Nguyên đán Canh Dần.
Hòa chung không khí đón Xuân của cả nước, những cán bộ, công nhân truyền tải điện khu vực Tây Bắc-nhiều người vẫn gọi thân mật là "lính" truyền tải, đang ngày đêm nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, giữ vững dòng điện để nhân dân yên tâm đón Tết.
Nhà vườn ĐBSCL đang rất phấn khởi vì nhiều loại trái cây phục vụ Tết Canh Dần hút hàng và bán được giá cao. Hiện giá quýt đường, quýt hồng, bưởi, xoài, mãng cầu ta… tăng 10%-40% so với đầu tuần trước.
Giá vàng giao kỳ hạn tăng bởi kỳ vọng vào khả năng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được hỗ trợ. Một nguyên nhân khác cũng khiến giá vàng tăng là người Trung Quốc đẩy mạnh mua vàng ở thời điểm Tết Nguyên đán đang đến gần.
Do trùng với mùng 1 Tết Canh Dần nên so với mọi năm, thị trường cho ngày Valentine năm nay khá sôi động, hàng hóa và dịch vụ rất đa dạng