CCB Lý Minh Nông ở xã Lãng Ngân (Ngân Sơn) trồng trám cho thu nhập hơn 10 triệu đồng/năm.
Phát huy truyền thống và phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trở về các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn, các cựu chiến binh đã không cam chịu đói nghèo, biết khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi vùng quê, trở thành những tấm gương sáng về phát triển kinh tế.
Khoác ba-lô về nhà với hai bàn tay trắng, sau nhiều năm động viên vợ con miệt mài cải tạo vườn rừng để trồng cây ăn quả, đến nay cựu chiến binh (CCB) Lộc Văn Nghinh ở thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận (Bạch Thông) đã có vườn quýt rộng hơn ba ha. Vào vườn quýt sai lúc lửu, vàng óng trên sườn đồi ai cũng thích và cảm phục công sức mà gia đình CCB này đã kiên trì tạo dựng trong những năm qua. Năm 2008, vườn quýt này đã mang lại cho gia đình hơn 100 triệu đồng, năm 2009 thu được khoảng 130 triệu đồng và ông đã xây được căn biệt thự to, đẹp nhất xã.
CCB Ðàm Văn Vụ, ở xã Hà Hiệu (Ba Bể) đã trồng được 15 ha rừng, năm ha cây ăn quả, đầu tư mở 1,5 km đường giao thông và đường điện vào trang trại. Vườn rừng và cây ăn quả của anh Vụ đã cho thu nhập từ nhiều năm nay, năm sau tăng hơn năm trước 20%, năm 2009 thu hơn 130 triệu đồng và giải quyết việc làm thường xuyên cho năm lao động là người địa phương. Có vốn, anh Vụ mở cửa hàng bán máy nông cụ và vật tư nông nghiệp phục vụ nhân dân địa phương, những trường hợp khó khăn anh thường bán chịu không tính lãi.
Thấy tiềm năng về đá xây dựng ở địa phương chưa được khai thác, trong các công trình xây dựng trên địa bàn thường phải vận chuyển đá ở huyện Ba Bể lên với giá thành tăng cao, CCB Hoàng Quang Hưng đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, thành lập doanh nghiệp khai thác đá và đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 45 lao động địa phương, với mức thu nhập hai triệu đồng/người/tháng.
Nhằm giúp hội viên có vốn phát triển kinh tế, Hội CCB tỉnh Bắc Cạn đã củng cố 208 tổ vay vốn, bình quân mỗi xã có hai tổ vay vốn, nhờ đó CCB tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thuận lợi. Nếu như năm 2005, dư nợ của CCB tỉnh mới gần chín tỷ đồng thì đến hết năm 2009 tổng dư nợ đã lên đến hơn 111 tỷ đồng, đáng chú ý là vốn vay đều được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả và không có nợ quá hạn. Thực hiện chủ trương của tỉnh, CCB là lực lượng đi đầu phát triển chăn nuôi đại gia súc để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, Chi hội CCB thôn Nà Dài, xã Cư Lễ (Na Rì) vay 20 triệu đồng mua tám con bò giao cho CCB Sằm Văn Yên chăn nuôi, sau hai năm đàn bò sinh thêm tám con bê, anh Yên được chia bốn con. Từ bốn con bê ban đầu, đến nay anh Yên đã xây được nhà khang trang và thoát nghèo. Nhiều hội viên có đàn bò từ 30 đến 60 con, đặc biệt đàn gia súc của CCB Hoàng Nguyên Ðức ở xã Mỹ Thanh (Bạch Thông) có lúc lên đến hơn 100 con. Ðến nay tổng đàn trâu, bò của các CCB có gần 24 nghìn con, chiếm gần 20% tổng đàn của toàn tỉnh, bình quân mỗi CCB có gần hai con.
CCB luôn đi đầu áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tăng vụ, tăng vòng quay của đất lên 1,9 lần, thực hiện những mô hình canh tác đạt giá trị từ 50 đến 70 triệu đồng/ha. Hội CCB tỉnh có 13.941 hội viên thì đến nay có 258 ô-tô, máy kéo; 3.696 máy cày tay (bình quân bốn CCB/máy cày), gần 2.000 máy xay xát, trồng và bảo vệ gần 17 nghìn ha rừng, 1.475 gia đình CCB có thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên. Với những nỗ lực đó CCB trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, hết năm 2009, có bốn trong tổng số tám huyện, thị xã trong tỉnh không còn CCB nghèo, toàn tỉnh chỉ còn 10% CCB nghèo, thấp hơn 15% so với mức bình quân chung của toàn tỉnh.
Ở tỉnh Bắc Cạn CCB là những tấm gương tiêu biểu hiến đất để làm các công trình phúc lợi ở địa phương, như các CCB Nguyễn Văn Viên, Lường Văn Trân, Hoàng Văn Thìn, ở xã Như Cố (Chợ Mới) hiến gần 3.600 m2 đất để xây dựng lớp mẫu giáo, sân chơi cho các cháu và nhà họp thôn; CCB Ðồng Phúc Huyên ở xã Cốc Ðán (Ngân Sơn) hiến 40 m2 đất và vận động bốn hộ khác hiến 180 m2 để làm đường liên thôn; CCB La Hữu Huân ở xã Nông Thượng (thị xã Bắc Cạn) hiến 100 m2 đất để làm đường... Với những nghị lực trong phát triển kinh tế, hy sinh quyền lợi của bản thân vì sự phát triển của địa phương, hầu hết CCB được nhân dân các dân tộc trong tỉnh khâm phục, là tấm gương sáng cho con cháu và nhân dân noi theo.
Theo ND
Năm 2010, thị trường tài chính còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi chính sách tiền tệ phải phù hợp với giai đoạn mới. Nhân dịp đầu Xuân Canh Dần, phóng viên Báo NLĐ đã phỏng vấn PGS – TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia
Khi sương mai còn lẩn khuất, ông mặt trời chưa kịp nhô khỏi dãy núi mờ xa, người Tày, người Mường, người Dao nơi vùng cao Đà Bắc đã theo nhau xuống chợ. Chợ vùng cao những ngày giáp Tết lao xao tiếng nói, cười, kẻ bán, người mua tấp nập. Chẳng kém gì chợ Tết dưới xuôi, các chợ vùng cao từ Cao Sơn, Tân Minh, đến Tân Pheo, Giáp Đắt, Mường Chiềng đầy ắp hàng hoá, đặc biệt là không thiếu những sản vật của núi rừng...
Giá vàng thế giới đêm qua trên sàn New York bất ngờ tăng ở mức mạnh nhất trong ba tháng qua do lo về vấn đề nợ của Hy Lạp suy giảm đã kéo đồng USD sụt giảm so với Euro.
Chưa thể yên tâm với kết quả đạt được trong năm qua, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho hay vẫn còn nhiều việc phải làm trong năm 2010 để thực hiện mục tiêu tăng thu ngân sách và ngăn nguy cơ tái lạm phát.
Trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng, việc Việt Nam năm 2009 đạt mức tăng trưởng GDP 5,32%; lạm phát dưới 7%; các nhà tài trợ thế giới cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam hơn tám tỷ USD trong năm 2010 (đạt mức cao nhất từ trước tới nay), thu hút FDI đạt hơn 21 tỷ USD; tỷ lệ hộ nghèo từ 13% giảm xuống còn 11%; giải quyết việc làm cho 1,5 triệu người..., theo giới
(HBĐT) - Đầu năm, gặp các doanh nghiệp đều nhận được những cảm xúc mới trong định hướng phát triển của mình. Điều ghi nhận là các doanh nghiệp đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của tỉnh.