Nhiều hộ gia đình ở Xuân Phong, huyện Cao Phong đi xuất khẩu lao động về nước vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn
(HBĐT) - Mới đây Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và triển khai đến Sở LĐ-TBXH các tỉnh, thành phố nguồn thông tin mới: Sẽ đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, người nghèo sẽ có thêm cơ hội để được đi xuất khẩu lao động...
Theo ông Nguyễn Trọng Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ LĐ-TB&XH, năm qua, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài không đạt chỉ tiêu bởi lý do đã được nhắc nhiều: Đó là cuối năm 2008 và đầu năm 2009, tình hình tài chính các nước tiếp nhận nhiều lao động khá ảm đạm. Những nước vốn tiếp nhận nhiều lao động đã phải cắt giảm lao động như: Mailayxia, Hàn quốc, Nga, Đài Loan... khiến không ít lao động phải dừng xuất cảnh, thậm chí phải về nước trước thời hạn.
Bước sang năm 2010, nhiều nước đã bắt đầu nhận lao động trở lại, các thị trường truyền thống vẫn được coi là trọng tâm trong đó có lao động Việt Nam như các thị trường Trung Đông, Đài Loan, Malayxia... Trên thực tế, đây là những nước không yêu cầu quá khắt khe và phù hợp với trình độ lao động của người Việt Nam. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2009, Đài Loan là nước nhận nhiều lao động Việt Nam nhất (với 21.667 lao động), tiếp đó là Hàn Quốc, Lào và Nhật Bản... Năm 2009, Việt Nam đã đưa được 9.336 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc, dự báo năm 2010 con số này có thể tăng hơn nhiều so với năm 2009. Ngoài ra, trong năm 2010, Bộ LĐ-TB& XH sẽ đưa 4.000 lao động sang làm nhân viên bảo vệ tại các tiểu vương quốc ả rập thống nhất.
Để hoàn thành các chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ LĐ-TB&XH đã đề ra một số giải pháp như: Hỗ trợ thanh niên, người nghèo vay vốn để học nghề; thực hiện đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững giai đoạn 2009-2012; đổi mới căn bản công tác huấn luyện, đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc ở nước ngoài; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong XKLĐ...
Ngay trong những ngày đầu năm 2010, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức một đợt kiểm tra tiếng Hàn để đưa người lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc. Các quy định đã được thực hiện nghiêm ngặt bởi ngay trong ngày 1/3/2010, Bộ đã có công văn gửi UBND các tỉnh thành yêu cầu chỉ đạo ngành LĐ-TB&XH tổ chức cho NLĐ đăng ký dự kiểm tra tiếng Hàn một cách công khai, minh bạch, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm. Trung tâm lao động ngoài nước cũng đã có văn bản gửi sở LĐ-TB&XH các tỉnh thành nói rõ việc tổ chức dự kiểm tra không phân biệt đối tượng nào và phải đơn giản thủ tục, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐ đăng ký.
ở tỉnh ta, năm 2008 và năm 2009 cũng nằm trong tình trạng do nhiều lao động đi làm việc ở Malayxia có thu nhập thấp, hoặc phải về nước trước thời hạn thậm chí không đủ tiền trả nợ vay ngân hàng. Từ đó, ngày càng ít NLĐ mặn mà với việc tham gia xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, theo các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, cũng như những cán bộ công tác trong ngành LĐ-TB&XH vẫn luôn luôn kiên định với ý kiến cho rằng: Xuất khẩu lao động trong thời điểm hiện tại và những năm tiếp theo vẫn là một việc làm hết sức cần thiết để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. Vì vậy, cần tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân ý nghĩa của công tác XKLĐ, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo quyền lợi và gây dựng lại niềm tin cho NLĐ.
Ngay khi nắm được chính sách mới về XKLĐ và có sự chỉ đạo trực tiếp của sở LĐ-TB&XH tỉnh, từ đầu năm đến nay, Phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi đã tổ chức 2 đợt thông báo, tuyên, truyền đến các xã, thị trấn trong toàn huyện. Các huyện khác như Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc... cũng đều đã chuẩn bị tốt cho công tác tuyên truyền nhằm tiếp tục thu hút hút nguồn nhân lực tham gia XKLĐ với mong muốn NLĐ nghèo sẽ được tiếp cận với cơ hội mới để vươn lên làm giàu chính đáng.
Thuý Hằng
Chiều tối ngày 22/3, Bộ Tài chính đã ra thông cáo yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trước mắt chưa điều chỉnh tăng giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu.
(HBĐT) - Ngày 22/3, UBND huyện Kỳ Sơn phối hợp với Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (gọi tắt là RIC) tổ chức hội thảo về đẩy mạnh áp dụng mô hình cộng đồng quản lý trong phát triển KT- XH. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban dân tộc tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện Kỳ Sơn và Trung tâm RIC Việt Nam.
(HBĐT) - Năm 2010, tỉnh đặt mục tiêu thu hút 50 dự án đầu tư với vốn đăng ký 4.000 tỷ đồng, tạo điều kiện để các dự án sớm đi vào sản xuất kinh doanh. Nhằm xây dựng môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn. tỉnh đang tập trung giải quyết những khó khăn về cơ sở hạ tầng và cải cách thủ tục hành chính
(HBĐT) - Để tạo điều kiện giúp đỡ, động viên nhau trong sản xuất và sinh hoạt, các địa phương đã duy trì và thành lập mới được 161 câu lạc bộ khuyến nông với tổng số hội viên là 4.687 người, thực hiện được 896 lần sinh hoạt câu lạc bộ và tổng số quỹ của câu lạc bộ là hơn 500 triệu đồng.
Khi giá cao thì không có để bán, còn lúc trúng mùa giá lại rẻ như bèo - đó là tình trạng chung của việc tiêu thụ nông sản, khiến người nông dân Việt Nam rơi vào tình trạng bế tắc lâu nay.
Mặc cho một số mặt hàng có xu hướng tăng giá và việc điều chỉnh tỉ giá USD/VND ảnh hưởng đến giá một số mặt hàng nhập khẩu, nhưng thị trường hàng điện máy vẫn không giảm các chương trình giảm giá.