Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang thích ứng với giá điện mới

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang thích ứng với giá điện mới

(HBĐT) - Bắt đầu tư 1/3, giá điện bình quân sẽ tăng 6,8% so với giá điện bình quân năm 2009. Theo PGĐ Sở Công thương Trần Thế Kỳ, việc điều chỉnh giá điện là hoàn toàn phù hợp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của tỉnh đang thích ứng với giá điện mới để duy trì và phát triển sản xuất.

 

Bước vào năm 2010, cũng như các doanh nghiệp cùng loại, Công ty xi măng Lương Sơn đứng trước sức ép tăng giá các nguyên liệu đầu vào, cụ thể giá than tăng thêm khoảng 20% vào quí II, giá điện tăng thêm 6,4% làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo. Theo giám đốc Nguyễn Gia Nhu với giá điện mới trung bình tăng thêm 6.000 đồng/tấn xi măng, mỗi tháng nhà máy sản xuất 10.000 tấn, tiền điện sẽ tăng 60 triệu đồng/tháng. Trong lúc thị trường tiêu thụ ngày càng khó khăn, giá bán xi măng chỉ ngang bằng cuối năm 2009. Một số lò xi măng tư nhân ra đi vào hoạt động có giá bản rẻ hơn, mặt khác cuối năm 2010, một dự án xi măng nhỏ lò quay đi vào hoạt động, thị trường xi măng có sự cạnh tranh gay gắt, các nhà máy xi măng lò đứng đều đứng trước cảnh khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Trước sức ép cạnh tranh, giá thành sản phẩm nhiều khả năng không tăng, hơn lúc nào hết, trước chủ trương tăng giá điện khiến doanh nghiệp tiếp tục phải tổ chức lại sản xuất, bố trí hoạt động vàogiờ thấp điểm. Nhà máy  đã bố kiện toàn sắp xếp tổ chức theo hướng gọn nhẹ, bố trí đúng người, đúng việc. Duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001-2000 vì nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà máy cũng tiếp tục đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao sản lượng (đặc biệt là clanker) giữ vững chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng nung luyện clanker phấn đấu đạt 98% loại I, tỷ lệ phụ gia trong xi măng bình quân đạt >18%. Đồng thời quản lý chặt chẽ về chất lượng vật tư đầu vào về khối lượng và mua với giá thành hợp lý nhằm hạ giá thành sản phẩm.

 

Tại công ty CP Mía đường Hòa Bình, ông Nguyễn Khắc Truyện cho biết: Nhà máy mía đường Hòa Bình được xây dựng từ 1995 với công suất 700 tấn/ngày, nay nâng lên 1.000 tấn/ngày hoạt động từ 4-5 tháng; hiện mở rộng ngành nghề sang sản xuất giấy công suất 5.000 tấn/năm và sản xuất phân vi sinh 5.000 tấn/năm. Trước đây, nhà máy trả khoảng 300-400 triệu đồng triệu tiền điện/tháng. Để giảm bớt áp lực này, Công ty đã đầu tư 2 máy phát điện công suất 1 MW/máy, thực hiện nấu đường qua lò hơi bằng các nguyên liệu tận dụng. Nên trước thời điểm, Công ty đã giảm đáng kể tiền điện hàng tháng. Vào thời điểm giá điện mới được áp dụng, nhằm giảm chi phí sản xuất, tiếp tục triển khai những biện pháp tiết kiệm điện như, ban hành quy chế quản lý chặt chẽ nguồn điện, thực hiện tiết kiệm điện tại tất cả các phân xưởng sản xuất, khắc phục được tình trạng máy chạy không tải, vận hành máy móc và thiết bị vào giờ thấp điểm. Công ty cũng đã đầu tư vào cải tạo dây truyền công nghệ, giảm tiêu hao điện năng, ngay cả bộ phận điều hành cũng thực hiện tiết giảm điện đến mức thấp nhất. Ông Truyện cho biết: Cho dù giá điện mới được điều chỉnh tăng như, hiện nay công ty chỉ phải trả 50- 60 triệu đồng/tháng.

 

Ông Trần Thế Kỳ, PGĐ Sở Công thương cho biết: Mặc dù vậy đối với tỉnh ta, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang thích ứng với giá điện mới điều chỉnh. Qua kiểm tra tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn như công ty TNHH Thấu kính, KCN Lương Sơn… cho thấy các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp không bị áp lực nhiều lắm, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn tiếp tục tăng trưởng. Đặc biệt đối với hộ tiêu dùng ở nông thôn thì việc điều chỉnh giá điện hoàn toàn phù hợp.

 

* Theo tính toán của Bộ Công thương, với mức tăng giá điện như tính toán, các ngành sản xuất phải trả thêm khoảng 2.630 tỷ đồng tiền điện, bằng khoảng 0,36% giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp năm 2010. Một số ngành công nghiệp sản xuất 3 ca với chi phí tiền điện cao (chiếm 30-40% giá thành sản xuất) như cấp nước, điện phân... Giá thành sản phẩm sẽ tăng thêm khoảng 2,83% - 3,15%; các ngành cán thép, xi măng giá thành sẽ tăng thêm khoảng 0,20% - 0,69%. Chi phí tiền điện tăng thêm cho các ngành sản xuất phổ biến ở mức dưới 1% giá thành.

                                                                                     

 

                                                                          Lê Chung

 

Các tin khác


Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.

Điều chỉnh phụ tải, chung tay giảm áp lực cho lưới điện

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Với doanh số "ảm đạm" những tháng đầu năm, các đại lý ô tô đều kỳ vọng, chính sách giảm lệ phí trước bạ nếu được áp dụng sẽ tạo một "cú hích" cho doanh số nửa cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục