Từ nguồn hỗ trợ khuyến công đã có nhiều ngành nghề mới được khôi phục và phát triển.
(HBĐT) - Ông Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công thương cho biết: Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Quyết định 136/2007/QĐ-TTg được quan tâm triển khai ở tỉnh ta đã tạo điều kiện quan trọng khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
Hoạt động khuyến công đã huy động được các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, số cơ sở sản xuất tăng bình quân 1,97%/năm; thực hiện đào tạo lao động có nghề, hỗ trợ thiết thực các cơ sở sản xuất tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Tỉnh đã triển khai một số cơ chế chính sách tạo điều kiện cho CN-TTCN phát triển, đã có 8 KCN và 17 cụm công nghệp trên địa bàn được triển khai với tổng diện tích đất trên 2000 ha. Hiện, 2 KCN và 4 cụm công nghiệp đang được đầu tư hạ tầng. Thời gian qua, các cơ sở sản xuất CN-TTCN đều được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như: Đất đai, tiền thuê đất, thuế và được cung cấp thông tin tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước…Tổng kinh phí dành cho hoạt đông khuyến công 5 năm 2005-2009 bao gồm nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia và địa phương là trên 4,2 tỷ đồng (trước khi có Quyết định 136/2007/QĐ-TTg là 1,769 tỷ đồng). Từ năm 2005-2009 đã có 107 cơ sở sãnuất CN-TTCN được hỗ trợ kinh phí khuyến công, thực hiện đào tạo 5.945 lao động được đào tạo truyền nghề, phát triển nghề và nâng cao tay nghề; 70% số lao động sau đào tạo có việc làm với thu nhập từ 800.000 đồng- 1,2 triệu đồng/người/tháng. Giai đoạn 2005-2009, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng bình quân 28%. Trong đó, khu vực nông thôn tăng bình quân 50,35%/năm; tỷ trọng công nghiệp xây dựng đạt 30,2%. Toàn tỉnh hiện có 6.263 cơ sở sản xuất công nghiệp- TTCN, trong đó có 260 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 84 hợp tác xã, 5919 cơ sở sản xuất nhỏ và hộ các thể đang đóng góp tích cực cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Cho đến nay, tại một số huyện, thành phố triển khai các chương trình phát triển công nghiệp nông thôn và đem lại hiệu quả đáng kể.
Lương Sơn là huyện được xác định là vùng kinh tế động lực của tỉnh. Huyện chú trọng phát triển CN-TTCN, gắn với chuyển đổi lao động và ngành nghề nông nghiệp nông thôn. 3 năm gần đây, huyện đã trích ngân sách 375,5 triệu đồng mở được 25 lớp đào tạo dạy nghề khuyến nông, khuyến lâm, sản xuất vật tiệu xây dựng, các nghề sản xuất TTCN và nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất. Theo đó đã góp phần phát triển các cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn Nguyễn Văn Tề cho biết: Năm 2005, toàn huyện có 330 cơ sở CN-TTCN, thu ngân sách 37 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã có 810 cơ sở, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động với thu nhập ổn định, thu ngân sách trên 80 tỷ đồng. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng của huyện Lương Sơn đạt 41%, dịch vụ 300%, nông lâm nghiệp 29%. Năm nay, huyện trích ngân sách khoảng 200 triệu đồng đầu tư cho công tác khuyến công.
Việc thực chương trình khuyến khích công nghiệp nông thôn ở tỉnh ta cũng đang đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết. Hiệu quả của các lớp đào tạo, dạy nghề, truyền nghề của chương trình khuyến công không được như mong đợi. Nhiều ngành nghề địa phương được mở rộng và phát triển. Tỉnh chưa tỉnh chưa có làng nghề, chưa nhân rộng được các mô hình sản xuất. Đầu ra cho các sản phẩm CN-TTCN địa phương rất khó khăn. Cán bộ kỹ thuật xây dựng thiếu trầm trọng, cả huyện Lương Sơn chỉ có 1 cán bộ, cả huyện Tân Lạc chỉ có 3 cán bộ trung cấp xây dựng…
Để giải quyết những bất cập trên, tỉnh đang tăng cường thu hút các nguồn lực, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến công, nhất là năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án khuyến công. Từ đó, triển khai các giải pháp khả thi khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, phấn đấu đến đến năm 2012 tỷ trọng công nghiệp nông thôn chiếm 65-70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Lê Chung
(HBĐT) - Với sự hỗ trợ của Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, Công ty Honda Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), “Dự án Trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch” tại huyện Cao Phong đã chính thức triển khai năm 2009 với mục tiêu phủ xanh 309 ha rừng nhằm đem lại lợi ích cho người dân địa phương thông qua các sản phẩm thu được từ dự án và tín chỉ carbon.
Bộ KH-ĐT vừa cho biết, GDP quý I tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009.
Đất nền tại một số dự án phía ngoài vành đai III Hà Nội đang có xu hướng tăng giá. Tuy nhiên, NĐT nên chú ý yếu tố pháp lý của dự án trước khi đặt cọc cho môi giới.
Từ năm 2009 tới nay, tội phạm và vi phạm pháp luật trong xuất khẩu lao động (XKLĐ) có xu hướng "ăn theo" suy thoái kinh tế. Khi điều kiện làm ăn tại nhiều nước không thuận, một số người lao động đã "chữa cháy" bằng cách nhắm hành vi phạm pháp vào chính đối tượng vốn là đồng nghiệp, đồng hương đang lao động cùng nhà máy, công trường
Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 20 (Vietnam Expo 2010) do Bộ Công Thương tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 17-4 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội với chủ đề “Việt Nam - Cơ hội thương mại và đầu tư rộng mở”.
(HBĐT) - Hạn hán, giá cả thị trường tăng nhanh, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, thực hiện miễn, giảm, gia hạn nộp thuế… là những nhân tố ảnh hưởng đên nguồn thu ngân sách năm 2010. Vậy ngành Thuế sẽ phải làm gì để hoàn thành kế hoạch thu ngân sách 1.094,5 tỷ đồng do Bộ Tài Chính và UBND tỉnh giao.