Đang xuất hiện xu hướng một số hãng nước ngoài chuyển trụ sở của họ tại các nước Đông Nam Á về Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam vị thế mới nhưng cũng đặt ra yêu cầu quản lý để chống gian lận thương mại và thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

Hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam đang diễn ra khá sôi nổi (ảnh minh họa)
 
Theo Bộ Công Thương, năm 2009, trong năm 2009, Bộ đã xác nhận đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam cho 25 doanh nghiệp nước ngoài. Hầu hết trong số này là các doanh nghiệp đã có thương hiệu uy tín lớn trên thế giới và đến từ các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ, Italia, Úc, Singapore...

Hoạt động nhượng quyền chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như đồ ăn nhanh, nhà hàng, thực phẩm, thời trang, đào tạo, bất động sản, bán lẻ (cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ), cho thuê xe ô tô, kinh doanh dịch vụ internet, dịch vụ đóng gói và vận chuyển đồ đạc...

Cùng với nhận định của một số chuyên gia kinh tế rằng hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong tương lai không xa, Hiệp hội Kinh doanh nhượng quyền Việt Nam cũng dự báo doanh thu của ngành này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới và có khả năng đạt hơn 36 triệu USD trong năm 2010 này.

Đáng chú ý, theo báo cáo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực thương mại năm 2009 của Bộ Công Thương, hiện đang xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp nước ngoài một mặt đăng ký nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, mặt khác xin thành lập pháp nhân để cung cấp hàng hóa và quản lý các doanh nghiệp nhận quyền thương mại.

“Hình thức mới này sẽ làm cho việc kinh doanh thương mại mang tính văn minh, hiện đại nhưng sẽ gây cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng nhỏ lẻ ở Việt Nam” - Bộ Công Thương cảnh báo.

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Công Thương, trong năm 2009 các địa phương đã cấp phép cho 169 dự án đầu tư vào mua bán hàng hóa (bao gồm nhập khẩu và phân phối). Trong đó, có 26 dự án là phân phối hàng tiêu dùng, 143 dự án là phân phối máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất.

Địa bàn thu hút nhiều dự án là Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, và Long An. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có nhà đầu tư nước ngoài đề nghị thành lập cơ sở bán lẻ theo mô hình trung tâm thương mại.

“Hiện đang xuất hiện xu hướng một số hãng nước ngoài chuyển trụ sở của họ tại các nước Đông Nam Á về Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam vị thế mới nhưng cũng đặt ra yêu cầu quản lý để chống gian lận thương mại và thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp” - Bộ Công Thương nhận định.

 

                                                                         Theo DanTri

Các tin khác

Chùa Tiên (Lạc Thuỷ) thu hút đông đảo du khách thập phương trong mùa lễ hội đầu xuân Canh Dần
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cắt băng khai mạc hội chợ
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngân hàng NN&PTNT Lạc Sơn: Tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay

(HBĐT) - Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh Ngân hàng NN&PTNT huyện Lạc Sơn Bùi Quang Tiến cho biết: Lạc Sơn là huyện thuần nông, trình độ người dân không đồng đều, nhận thức về vay vốn ngân hàng, sử dụng vốn vay còn hạn chế. Để đồng vốn sinh lời nơi đất khó là một trong những thách thức của Ngân hàng NN&PTNT huyện. Những năm gần đây, Ngân hàng NN&PTNT huyện luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt từ 5-10%/năm, dư nợ tăng 20-24%/năm, nợ xấu ở mức thấp là 1,16%.

Quý I cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án

(HBĐT) - Quý I/2010, toàn tỉnh có 5 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 488 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 249 dự án đầu tư, trong đó 21 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 95,2 triệu USD và 288 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 16.398 tỷ đồng.

Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh

Vừa qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2247/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình ngày 09 tháng 11 năm 2009 về việc phê duyệt Đề cương lập Quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Giá vàng dữ dội vọt cao

Giá vàng thế giới trên sàn New York đêm qua tiếp tục tăng và đã lên mức cao nhất trong 4 tuần qua bất chấp đồng USD phục hồi so với các đồng tiền chủ chốt khác.

Nghịch lý giá đường

Giá đường thế giới giảm hơn 30%, trong nước chỉ giảm nhỏ giọt. Đường nhập lậu lại tràn về

Sắp có cuộc đua giảm lãi suất

Trong vòng hai tháng tới, thị trường ngân hàng sẽ chứng kiến cuộc đua ngược, lãi suất cho vay có thể giảm mạnh từ đỉnh cao gần 20% hiện nay xuống mặt bằng mới 14-14,5%, thậm chí có nơi dưới 12%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục